Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu tại triển lãm ô tô IAA tại Munich (Đức) ngày 7/9, CEO Gelsinger cho biết Intel sẽ đầu tư tới 80 tỷ EUR (gần 95 tỷ USD) để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip quy mô lớn tại châu Âu trong thập niên tới. Các nhà máy này sẽ phục vụ nhu cầu chất bán dẫn cho máy tính, ô tô và các thiết bị khác vốn đang cần dùng chip nhiều hơn.
Intel cho biết sẽ công bố địa điểm xây dựng hai nhà máy mới tại châu Âu vào cuối năm nay. Theo nhận định của các chuyên gia, Đức, Pháp và Ba Lan có thể là lựa chọn hàng đầu của Intel.
Cũng theo ông Gelsinger, Intel dự tính xây dựng 8 nhà máy mới ở châu Âu.
Intel cũng có kế hoạch duy trì năng lực sản xuất tại nhà máy ở Ireland cho lĩnh vực chip tự động. Công ty đang thành lập một nhóm chuyên gia để giúp những đơn vị khác có thể điều chỉnh thiết kế, tận dụng khả năng sản xuất của Intel.
Theo ông Gelsinger, khoản đầu tư 95 tỷ USD này sẽ là "chất xúc tác" cho ngành công nghiệp bán dẫn cũng như cho toàn bộ lĩnh vực công nghệ.
CEO Intel cho biết tập đoàn này muốn bắt tay vào sản xuất chip ô tô trong vòng 6-9 tháng tới nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất ô tô trên toàn cầu.
“Mục tiêu của Intel là xây dựng một trung tâm đổi mới tại châu Âu để đáp ứng nhu cầu của thị trường này” ông Gelsinger nói đồng thời cho biết Intel muốn EU đưa ra cam kết hỗ trợ nhà nước cho kế hoạch đầu tư tại châu Âu của mình.
Việc mở rộng sản xuất ở châu Âu là một phần trong nỗ lực để Intel thực hiện tham vọng trở thành nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn, sản xuất chất bán dẫn không chỉ cho riêng của công ty mà còn cho các đối tác như Qualcomm, Amazon.
Những đối thủ lớn của Intel là TSMC (Đài Loan) và Samsung Electronics (Hàn Quốc) thời gian gần đây cũng lên các kế hoạch đầu tư khủng vào sản xuất chip.
Cụ thể, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC hồi tháng 4 tuyên bố sẽ đầu tư 100 tỷ USD vào sản xuất các sản phẩm chip cao cấp trong 3 năm tới để giải cơn khát chip toàn cầu.
Tập đoàn Samsung hồi cuối tháng 8 cũng công bố kế hoạch đầu tư với quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 240.000 tỷ won (205,7 tỷ USD) vào 3 mảng kinh doanh chiến lược gồm chất bán dẫn, dược phẩm sinh học và trí tuệ nhân tạo.
Cụ thể, Samsung sẽ tập trung vào lĩnh vực chíp bán dẫn với khoảng 150.000 tỷ won (128,6 tỷ USD) trong 3 năm để duy trì vị thế là "Nhà sản xuất chip nhớ" hiện nay và phát triển mảng chip bán dẫn hệ thống, bao gồm sản xuất ủy thác và đóng gói chip (Foundry).
Xem thêm >> Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất chip, giành vị trí dẫn đầu thế giới
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.