IPO Vinafood II: Lượng đặt mua vượt nhẹ lượng chào bán
Phan Linh -
11/03/2018 20:47 (GMT+7)
(VNF) – Đã có 41 nhà đầu tư đăng ký mua 115.603.300 cổ phần của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II), trong khi lượng chào bán là 114.831.000 cổ phần. Phiên đấu giá sẽ diễn ra lúc 9h ngày 14/3 tới.
IPO Vinafood II sẽ thành công nhờ sức hút từ bầu Hiển?
Như vậy, lượng cổ phần đăng ký đã vượt nhẹ so với lượng chào bán. Kết quả này trái ngược với một số nhận định ban đầu rằng cổ phần của Vinafood II kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư do kinh doanh thua lỗ cùng những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, điều hành của doanh nghiệp này.
Giá khởi điểm mà Vinafood II đưa ra là 10.100 đồng/ cổ phần.
Trong tổng số 41 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá có 31 cá nhân trong nước, 9 cá nhân nước ngoài và 1 tổ chức trong nước. Cá nhân trong nước đăng ký mua 115.096.500 cổ phần, cá nhân nước ngoài đăng ký mua 6.800 cổ phần, còn tổ chức trong nước đăng ký mua 500.000 cổ phần. Dự kiến, Vinafood II sẽ thu về gần 1.160 tỷ đồng sau IPO.
Vinafood II là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tiền thân của công ty này là Tổng Công ty Lúa gạo miền Nam, được thành lập năm 1976. Hiện, Vinafood II có 14 đơn vị thuộc khối mẹ và một đơn vị Văn phòng Tổng Công ty, 12 công ty cổ phần chi phối, 8 công ty liên kết, với gần 2.600 cán bộ, công nhân viên.
Cuối năm 2016, Kiểm toán nhà nước xác định giá trị của công ty mẹ Vinafood II là 14.610 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước chiếm 5.380 tỷ đồng. Theo kế hoạch cổ phần hóa, Vinafood II sẽ có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tương ứng 500 triệu cổ phần. Trong đó, Nhà nước sẽ nắm chi phối với 255 triệu cổ phần, tương ứng 51% vốn điều lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Vinafood II.
Tháng 6 năm 2017, Báo cáo kết quả kinh doanh của Vinafood II cho thấy công ty này lỗ 118 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm đó, tình hình nợ vay của Vinafood II có dấu hiệu tiêu cực. Tại thời điểm kết thúc ngày 30/6/2017, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Vinafood II là 3.855 tỷ đồng, gần tương đương vốn chủ sở hữu (3.885 tỷ đồng).
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ IPO của Vinafood II vẫn hút khách vì hồi tháng 2/2018, đã có thông tin về việc Tập đoàn T&T do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc là ứng cử viên duy nhất cho vị trí cổ đông chiến lược của Tổng công ty. Theo kế hoạch cổ phần hóa, cổ đông chiến lược sẽ sở hữu 125 triệu cổ phần, tương đương 25% vốn điều lệ của Vinafood II. Ước tính theo giá khởi điểm, tập đoàn của bầu Hiển sẽ bỏ ra khoảng 1.262 tỷ đồng cho thương vụ này.
Hàng loạt động thái gần đây cho thấy Tập đoàn T&T có tham vọng lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp.
Ngày 22/1/2018, T&T đã chính thức ra mắt thương hiệu nông nghiệp T.Vita. Dự kiến diện tích sản xuất năm 2018 của T.Vita đạt 1.000 ha. Ngoài ra thương hiệu nông sản an toàn được sản xuất theo công nghệ cao này còn liên kết với 500 hộ sản xuất ở Tây Bắc, Lâm Đồng và đồng bằng sông Hồng. Tập đoàn T&T hướng tới tổ chức vận hành sản xuất và phân phối theo chuỗi khép kín, tích hợp công nghệ cao trong trồng trọt và chế biến, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị nông sản Việt.
Ngoài Vinafood II, T&T còn rót tiền vào một loạt công ty trong lĩnh vực nông nghiệp như Tổng công ty Vật tư nông nghiệp; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Rau quả, nông sản , Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Doanh thu xuất khẩu nông sản của T&T lên đến hàng trăm triệu USD mỗi năm. Nếu trở thành cổ đông chiến lược của Vinafood II, T&T phải cam kết cùng Vinafood II thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện liên kết với nông dân tạo thành chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo.
Mục tiêu của Vinafood II trong năm đầu tiên sau cổ phần hóa là doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 11.890 tỷ đồng và 118 tỷ đồng. Thay vì tăng trưởng về số lượng, công ty sẽ tập trung nguồn lực thay đổi cơ cấu xuất khẩu gạo theo hướng giảm tỷ lệ gạo trắng thông thường, cho ra đời các dòng sản phẩm gạo thuần chủng, gạo dinh dưỡng…nhằm thâm nhập các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU.
(VNF) - Đáng chú ý, Tập đoàn CMC là một trong những đơn vị tiên phong trong phòng chống tấn công mã độc tống tiền. Trước đó, nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã trở thành nạn nhân của những vụ việc tương tự.
(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, trong đó đưa ra kế hoạch kinh doanh với một số chỉ tiêu tăng so với năm trước.
(VNF) - Trong bối cảnh người dân ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro tài chính từ lạm phát, thất nghiệp đến các cú sốc kinh tế toàn cầu, nghề hoạch định tài chính cá nhân đang nổi lên như một lời giải cần thiết. Không chỉ giúp mỗi người quản lý thu nhập, tiết kiệm và đầu tư một cách hiệu quả, đội ngũ này còn góp phần ổn định thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
(VNF) - VN-Index tiếp tục duy trì quán tính tăng điểm trong phiên sáng 14/4. Tuy nhiên, dòng tiền có dấu hiệu chọn lọc rõ rệt, tạo nên sự phân hóa giữa các nhóm ngành.
(VNF) - Chuyên gia đánh giá, người trẻ luôn mong muốn sở hữu bất động sản đầu tiên sớm nhất nhưng trước đó cần ưu tiên việc quản lý chi tiêu, bảo vệ tài chính, giữ tiền chờ thời trong bối cảnh giá nhà đất đã tăng mạnh
(VNF) - Theo các chuyên gia, đã đến lúc thị trường cần chuẩn hóa khung năng lực, định vị lại vai trò của các nhà hoạch định tài chính cá nhân như những "người dẫn đường", thay vì "người bán hàng".
(VNF) - Tuần giao dịch rút ngắn vì kỳ nghỉ lễ chứng kiến nhiều biến động mạnh trên thị trường chứng khoán, với sự tham gia đáng kể của khối ngoại cả ở chiều mua và bán. Dù tiếp tục bán ròng hơn 1.200 tỷ đồng, dòng vốn ngoại vẫn góp phần giữ nhịp thanh khoản, trong đó MWG, HPG và TCB là những mã hút ròng mạnh nhất.
(VNF) - Có khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được giải quyết hoàn trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, theo Cục Thuế
(VNF) - Doanh nghiệp chuyên tư vấn thầu, Công ty KTV Hưng Yên bị ngưng sử dụng hoá đơn do nợ thuế hơn 2 tỷ đồng mặc dù trước đó mới trúng nhiều gói thầu.
(VNF) - Trước biến động thị trường tài chính, nhu cầu về nhà hoạch định tài chính cá nhân ngày càng tăng. Tại diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân ngày 12/4, các chuyên gia nhấn mạnh, vai trò, tiêu chuẩn nghề nghiệp và sự cần thiết của khung pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển minh bạch, bền vững cho thị trường.
(VNF) - Sau khi công bố những thay đổi về quy định giao dịch khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX) so với hiện tại, HoSE tiếp tục giới thiệu và đưa ra các ví dụ minh họa về lệnh ATO, lệnh ATC trong đợt khớp lệnh định kỳ.
(VNF) - Theo số liệu của Cơ quan thuế, tính đến nay đã có 42.881 hồ sơ được xác định hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động, với số tiền hoàn là 229,3 tỷ đồng
(VNF) - Theo TS. Lê Minh Nghĩa, Diễn đàn Hoạch định tài chính cá nhân năm nay đã tiến thêm một bước trong việc định hình chân dung nhà hoạch định tài chính cá nhân, không chỉ ở cấp độ tổng quan mà còn trong từng lĩnh vực cụ thể.
(VNF) - Dự thảo Luật NSNN sửa đổi thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”.
(VNF) - Giai đoạn từ năm 2021 – 2024, bức tranh tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO khá “u ám” khi nợ phải trả gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu.
(VNF) - VN-Index liên tục tiếp cận mốc 1.200 điểm trong phiên sáng nay nhưng vẫn chưa thể vượt qua ngưỡng cản tâm lý này. Chỉ số tạm đóng cửa ở mức 1.195,09 điểm.
(VNF) - Dù chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến thời điểm tổ chức phiên đấu giá, song ban lãnh đạo Becamex vẫn quyết định tạm hoãn thương vụ. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trải qua những biến động mạnh và khó lường qua từng phiên giao dịch.
(VNF) - Với vị thế vững chắc và năng lực triển khai các dự án phức tạp, Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026, đặc biệt tại các công trình hạ tầng trọng điểm.
(VNF) - Đáng chú ý, Tập đoàn CMC là một trong những đơn vị tiên phong trong phòng chống tấn công mã độc tống tiền. Trước đó, nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã trở thành nạn nhân của những vụ việc tương tự.