'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quyết định từ bỏ thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 với Iran và khôi phục các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Iran của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi tháng 5 đã gây ra sự bất ngờ cho các bên liên quan. Kể từ thời điểm đó, rủi ro địa chính trị và giá dầu dần tăng cao, có lúc chạm mức 80 USD/thùng đối với dầu Brent. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiết lộ rằng họ đang “giục” các quốc gia đồng minh dừng nhập khẩu dầu thô của Iran trước ngày 4/11, sớm hơn nhiều so với dự kiến trước đó.
Iran cũng không “kém cạnh” khi gợi ý rằng nếu Hoa Kỳ tìm cách ngăn chặn hoạt động xuất khẩu dầu, nước này sẵn sàng sử dụng lợi thế vị trí nằm dọc eo biển Hormuz để ngăn chặn các nước Trung Đông khác vận chuyển dầu xuất khẩu đến với thế giới.
Eo biển Hormuz là một đường thủy hẹp giữa Iran và Oman, nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman, Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Vịnh Ba Tư được bao quanh bởi một số nước sản xuất dầu và khí tự nhiên lớn nhất thế giới, bao gồm Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Khoảng hơn 1/3 lượng dầu vận chuyển bằng đường biển của thế giới phải đi qua eo biển này. Điều đó khiến cho nó trở thành nút thắt quan trọng nhất trong vận chuyển dầu thô. Trong năm 2016, một con số kỷ lục là 18,5 triệu thùng dầu đã đi qua eo biển Hormuz mỗi ngày, theo ước tính của EIA. Năm đó, nhu cầu dầu toàn cầu là 96,6 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Eo biển Hormuz cũng là một con đường chính với việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Qatar, nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, đã đưa qua nơi này khoảng 30% nguồn cung của thế giới vào năm 2016, theo BP.
Chính vì vị trí địa lý hết sức quan trọng của mình, eo biển Hormuz đã trở thành tâm điểm của những mâu thuẫn giữa Iran và Hoa Kỳ trong những ngày gần đây. Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đưa ra tuyên bố hồi đầu tuần này rằng hành động của Hoa Kỳ có thể được nhìn nhận như một mối đe dọa khiến Iran phải đóng cửa eo biển Hormuz.
“Người Mỹ đã tuyên bố rằng họ muốn ngừng hoàn toàn xuất khẩu dầu của Iran. Họ không hiểu ý nghĩa của tuyên bố này, bởi vì không có nghĩa lý gì khi các nước khác trong khu vực thì được xuất khẩu dầu, còn chúng tôi thì lại không”, trích dẫn câu nói được đăng tải trên trang web chính thức của Tổng thống Iran.
Theo ông John Kilduff, thành viên sáng lập quỹ đầu tư năng lượng Again Capital, thị trường sẽ hiểu lời tuyên bố này là: “Iran sẽ không ngồi yên trong khi các tàu chở dầu của Saudi đi qua eo biển Hormuz”.
Hôm thứ năm, một quan chức cấp cao của Lực lượng Cảnh sát Cách mạng Hồi giáo của Iran (IRG) đã khẳng định rõ ràng hơn tuyên bố của ông Rouhani: “Nếu họ muốn ngừng xuất khẩu dầu của Iran, chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ lô hàng dầu nào đi qua eo biển Hormuz".
Cũng trong ngày thứ Năm, người đứng đầu IRGC, Mohammad Ali Jafari, nói với hãng tin Iran Tasnim, "Chúng tôi sẽ cho các bên hiểu rằng hoặc tất cả đều có thể sử dụng Eo biển Hormuz hoặc không ai hết".
Hôm thứ Năm, Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ trả lời phỏng vấn với Reuters rằng hải quân Mỹ đã được chuẩn bị để bảo vệ quyền tự do hàng hải và dòng chảy tự do thương mại.
Nếu eo biển Hormuz thực sự bị đóng lại, nguồn cung trở nên khan hiếm, giá dầu sẽ tăng vọt. Giá dầu quá cao có khả năng làm tổn thương người tiêu dùng khắp thế giới. Trong năm 2016, 80% lượng dầu đi qua eo Hormuz đã đến các quốc gia châu Á.
Ngoài đi qua eo biển của Iran, chỉ có Saudi Arabia và UAE là hai quốc gia duy nhất sở hữu đường ống vận chuyển ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, đường ống chỉ có thể xử lý chỉ một phần nhỏ khối lượng đi qua eo biển Hormuz.
Hiện tại, chưa thể khẳng định khả năng Iran sẽ đóng cửa eo biển quan trọng này. Tuy nhiên, trong quá khứ, Iran đã từng là một quốc gia “nói là làm”. Vào cuối cuộc Chiến tranh Iran-Iraq, Iran đã tấn công vào các tàu buôn ở Vịnh Ba Tư bằng thủy lôi.
Lần gần đây nhất Iran đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz là vào năm 2011 và 2012, khi Tổng thống Barack Obama ủng hộ các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran với các cáo buộc nước này phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, việc đóng cửa đã không bao giờ xảy ra, khi hai bên cùng thỏa hiệp thành công với thỏa thuận JCPOA năm 2015.
Việc ông Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận này là một sự “xúc phạm” đối với Iran. Cho dù EU, một thành viên của hiệp ước, cố gắng hết sức để cứu vãn nó, dường như không có nhiều khả năng thỏa thuận hạt nhân có thể được nối lại. Các công ty dầu mỏ lớn đã và đang dần dần cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran để tránh bị trừng phạt bởi Hoa Kỳ. Vì vậy, cả thế giới vẫn đang phải “nín thở” theo dõi tình hình ở eo biển “nóng” nhất hành tinh này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.