Kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025: Ngành giao thông được ưu tiên cao nhất

Lê Nguyễn - 21/07/2021 18:12 (GMT+7)

(VNF) - Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, giao thông là ngành nhận được sự ưu tiên cao nhất về bố trí vốn kế hoạch giai đoạn 2021-2025, chiếm 52,3% số vốn ngân sách trung ương và 68,8% của số vốn kế hoạch bố trí cho các hoạt động kinh tế trong cùng giai đoạn.

VNF
Kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025: Ngành giao thông được ưu tiên cao nhất

Chính phủ đã có báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Theo đó, tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 1.500 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách trung ương (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

Số vốn dự kiến cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để phân bổ chi tiết là 2.720 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số vốn ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phân bổ chi tiết tối đa là 1.350 nghìn tỷ đồng (vốn trong nước 1.080 nghìn tỷ đồng, vốn nước ngoài 270 nghìn tỷ đồng). Số vốn ngân sách địa phương được phân bổ 1.370 nghìn tỷ đồng.

Dự phòng vốn ngân sách trung ương là 10% (tương đương 150 nghìn tỷ đồng), tương đương giai đoạn 2016-2020. Mức dự phòng ngân sách địa phương do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại khoản 6 Điều 51 Luật Đầu tư công.

Phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025 chia ra ngân sách trung ương và địa phương.

Đối với vốn ngân sách trung ương, cụ thể là vốn ngân sách trung ương trong nước (1.080.000 tỷ đồng), dự kiến kế hoạch cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 910.356 tỷ đồng; dự kiến cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia 100.000 tỷ đồng; dự kiến cho các nhiệm vụ là 69.643 tỷ đồng.

Trong số dự kiến dành cho các nhiệm vụ, 4.723 tỷ đồng cho Bộ Giao thông Vận tải để thanh toán cho Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; 8.047 tỷ đồng dự kiến thu hồi vốn ứng trước của Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam; 56.873 tỷ đồng bố trí vốn đối ứng các dự án ODA, vốn góp nhà nước cho các dự án PPP và các nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đối với vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương (270.000 tỷ đồng), dự kiến kế hoạch cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để phân bổ chi tiết cho các dự án đã có chủ trương đầu tư là 179.657 tỷ đồng; dự kiến cho các nhiệm vụ là 90.342 tỷ đồng.

Trong số dự kiến dành cho các nhiệm vụ, bố trí cho Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam trong trường hợp Bộ Chính trị cho phép chuyển từ cho vay lại sang cấp phát; bố trí cho các chương trình, dự án đang trong thời gian hoàn thiện thủ tục ký kết Hiệp định, phê duyệt chủ trương đầu tư và các vấn đề phát sinh.

Như vậy, giai đoạn 2021-2025, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương dự kiến bố trí cho khoảng 4.979 dự án, giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2016-2020, trong đó có 2.236 dự án khởi công mới.

Số vốn bố trí bình quân cho 1 dự án là 210,4 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với giai đoạn 2016-2020 (88 tỷ đồng/dự án).

Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 và khoản 3 Điều 40 Luật ngân sách nhà nước 2015 là 233.127 tỷ đồng, xấp xỉ 22,8% tổng chi đầu tư ngân sách trung ương trong nước. Số vốn bố trí cho các bộ, cơ quan trung ương gấp 1,4 lần so với số vốn bố trí cho các địa phương.

Có 777/2.236 dự án khởi công mới (chiếm 34,7%) sử dụng vốn ngân sách trung ương chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, đang trong thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Xét theo cơ cấu ngành, tổng số vốn ngân sách trung ương dự kiến bố trí trong dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho 13 ngành, lĩnh vực.

Trong đó, vốn tập trung cao nhất cho các hoạt động kinh tế, chiếm 74,1% tổng số vốn kế hoạch; kế đến là lĩnh vực quốc phòng, chiếm 7,7%; giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp chiếm 3,8%; y tế, dân số và gia đình chiếm 3,2%;

An ninh và trật tự, an toàn xã hội chiếm 2,9%; hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội chiếm 2%; bảo vệ môi trường 1,9%, văn hóa thông tin 1,0%, lĩnh vực xã hội chiếm 0,3%;

Lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tấn và thể dục, thể thao chiếm lần lượt là 0,3% và 0,4%; các nhiệm vụ, chương trình dự án khác 0,6%, Khoa học và công nghệ là một trong các đột phá chiến lược, chiếm 1,8% tổng số vốn kế hoạch ngân sách trung ương.

Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, giao thông là ngành nhận được sự ưu tiên cao nhất về bố trí vốn kế hoạch giai đoạn 2021-2025, chiếm 52,3% số vốn ngân sách trung ương và 68,8% của số vốn kế hoạch bố trí cho các hoạt động kinh tế trong cùng giai đoạn.

Xét theo cơ cấu vùng, tổng số vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn ngân sách địa phương) bố trí cho các địa phương là 1.682.841 tỷ đồng, được phân bổ cho các vùng với tỷ trọng lần lượt là:

Vùng đồng bằng sông Hồng cao nhất với 28% (471.180 tỷ đồng); thứ hai là Đông Nam Bộ 19,37% (325.961 tỷ đồng); thứ ba là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 18,74% (315.357 tỷ đồng); thứ tư là Đồng bằng sông Cửu Long 15,76% (265.135 tỷ đồng); thứ năm là Miền núi phía Bắc 12,64% (212.628 tỷ đồng) và thấp nhất là Tây Nguyên 5,50% (92.577 tỷ đồng). 

Tỷ trọng chi ngân sách trung ương hỗ trợ cho các vùng lần lượt là: cao nhất Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 24,26%, thứ hai là vùng miền núi phía Bắc 22,89%; thứ ba là vùng Đồng bằng sông Cửu Long 19,36%; thứ tư là Đồng bằng sông Hồng 16,65%; thứ năm là Đông Nam Bộ 9,17% và thứ sáu là Tây Nguyên 7,66%.

Về ngân sách địa phương, vốn ngân sách địa phương là 1.233.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương (không bao gồm số thu từ sử dụng đất, xổ số kiến thiết, bội chi ngân sách địa phương) giai đoạn 2021-2025 là 504.797 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất và xổ số kiến thiết là 702.788 tỷ đồng; bội chi ngân sách địa phương là 25.414 tỷ đồng.

Trong quá trình điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn, trên cơ sở thực tế thu ngân sách địa phương hằng năm sẽ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn từ số vốn ngân sách địa phương chưa phân bổ (137.000 tỷ đồng).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách “tiêu” tiền

Thu nhập 1,2tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách “tiêu” tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.