Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đây là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Dự thảo thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, theo NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ, trên cơ sở đề nghị của khách hàng và khả năng tài chính của ngân hàng.
Để cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoản vay phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: khoản vay phát sinh trước ngày thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi trong thời gian từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023.
Ngoài ra, khoản vay được ngân hàng đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ gốc hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, khách hàng được ngân hàng đánh giá không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc hoặc lãi theo thời hạn trả nợ khi được cơ cấu lại. Thông tư cũng quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
Thời hạn trả nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện đến hết 31/12.
Ngoài cơ cấu thời hạn trả nợ như trên, NHNN cũng dự kiến cho phép ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc hoặc lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định do nguồn lực thực hiện cơ cấu nợ là nguồn của chính các ngân hàng thương mại nên các ngân hàng đưa ra quyết định cơ cấu nợ dựa trên năng lực tài chính của mình đồng thời đáp ứng trích lập dự phòng rủi ro 100% với các khoản nợ được cơ cấu. Tuy nhiên, Dự thảo đưa ra hai phương án trích lập dự phòng.
Phương án 1, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định và thực hiện trích lập dự phòng đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Phương án 2 kéo dài thời gian trích lập dự phòng 100% ra hai năm: Đến thời điểm 31/12/2023 tối thiểu 50% số tiền dự phòng phải trích lập; đến thời điểm 31/12/2024, đủ 100% số tiền dự phòng phải trích lập.
NHNN đánh giá tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và khả năng trả nợ của nhiều khách hàng. Do vậy, việc triển khai chính sách tháo gỡ khó khăn về dòng tiền thông qua cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tương tự như đã triển khai trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 là giải pháp tình thế cần thiết.
Thông qua chính sách này, doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chưa có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận, có thể được kéo dài thời gian trả nợ mà không phải chuyển nhóm nợ xấu.
Do không bị chuyển nợ xấu, khách hàng có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn tín dụng, duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn. Nhờ đó, khách hàng có cơ hội trả nợ ngân hàng, tạo công ăn việc làm cũng như tiếp tục đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Đây được coi là điểm sáng trong dự thảo thông tư lần này, vì nếu bị chuyển sang nhóm nợ xấu, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được vốn cho sản xuất.
"Dự thảo Thông tư về giãn, hoãn, khoanh các nhóm nợ là động thái giúp các ngân hàng thương mại có cơ sở pháp lý để có thể khoanh nợ, giãn nợ đối với các doanh nghiệp", ông Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính nhận xét.
Giữa năm ngoái, chính sách cơ cấu nợ cũng đã từng được ban hành khi các doanh nghiệp gặp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nếu thông tư lần này được thông qua, đây là lần thứ hai trong 3 năm NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ với một số khách vay.
Theo thống kê, trong đợt cơ cấu nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lần trước, đã có gần 1,1 triệu khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế là hơn 722 nghìn tỷ đồng. Vì thế, các doanh nghiệp cũng mong muốn thông tư này sớm được ban hành, để giúp thúc đẩy quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.