Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như VietnamFinance đã thông tin, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) vừa bổ nhiệm ông Bùi Xuân Khu – cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, vào vị trí chủ tịch HĐQT.
Động thái bổ nhiệm này của Vietbank đã gây ra sự chú ý lớn trong giới ngân hàng và thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, xét về lịch sử, đây hoàn toàn không phải là một sự việc lạ lùng, bởi tính đến nay, có khá nhiều cựu quan chức đã và đang "đi làm doanh nghiệp".
Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh tế quốc dân Plekhanov, ông Trần Xuân Giá bắt đầu con đường sự nghiệp với vị trí giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Ông Giá từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao trong Chính phủ như thứ trưởng rồi bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Quốc hội khóa X…
Sau khi có quyết định nghỉ hưu vào tháng 10/2006, ông Trần Xuân Giá đã về làm cố vấn HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB) và sau đó giữ vị trí chủ tịch ngân hàng này cho đến ngày 18/12/2012.
Tuy nhiên, trong thời gian làm việc tại ACB, ông Giá lại là một trong những cá nhân liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải – cựu tổng giám đốc ACB, ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Ông Giá bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” vào năm 2012.
Ông Kiều Hữu Dũng, sinh năm 1967 tại Nghệ An, từng là Vụ trưởng Vụ các ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giai đoạn 2004 – 2007, sau đó rời NHNN vào năm 2008 và bắt đầu đảm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán ACB.
Điều trùng hợp là năm mà ông Kiều Hữu Dũng về đầu quân cho ACB cũng là năm ông Trần Xuân Giá chính thức trở thành chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Tuy nhiên, trong khi ông Giá chuyển hướng vào doanh nghiệp ở tuổi hưu trí thì ông Dũng lại tự rời bỏ nhà nước để sang làm tư nhân.
Trong giai đoạn từ năm 2012-2018, ông Dũng giữ các vị trí cấp cao trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) như thành viên HĐQT, phó chủ tịch, chủ tịch.
Bà Lê Thị Băng Tâm sinh năm 1947 tại Tuy Hòa, Phú Yên. Bà là tiến sỹ kinh tế Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad (Liên Xô trước đây) và có chứng chỉ tài chính quốc tế của Noth University (Anh).
Bà Tâm đã có gần 4 thập kỷ công tác tại các cơ quan nhà nước, từng giữ chức tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, thứ trưởng Bộ Tài chính, chủ tịch hội đồng quản trị – Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Sau khi nghỉ hưu vào năm 2008, bà Lê Thị Băng Tâm bắt đầu con đường “làm doanh nghiệp” với vị trí tư vấn tài chính cao cấp cho một số tổ chức tài chính.
Đầu năm 2010, bà được bổ nhiệm vào HĐQT của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank) và khoảng 3 tháng sau chính thức ngồi ghế chủ tịch HĐQT. Năm 2015, bà được bầu làm chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Ông Hồ Nghĩa Dũng sinh năm 1950 tại Đà Nẵng, tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hungary. Ông được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1998.
Đến năm 2002, ông được điều động giữ chức bí thư Tỉnh ủy kiêm chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó vào năm 2006, ông Hồ Nghĩa Dũng thay cho ông Đào Đình Bình đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Năm 2012, sau khi đã chính thức nghỉ hưu được 8 tháng, ông Dũng bất ngờ được bầu làm thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả.
Tuy nhiên, trước xôn xao của dự luận liên quan đến vấn đề này, cũng như theo Nghị định 102 quy định trong lĩnh vực giao thông vận tải, thời gian không được kinh doanh đối với người thôi giữ chức vụ là từ 12-18 tháng, ban lãnh đạo Công ty Đèo Cả thông báo đã họp và thống nhất để ông Hồ Nghĩa Dũng thôi làm thành HĐQT độc lập.
Ngoài ra, một số cựu quan chức khác chuyển hướng sang doanh nghiệp có thể kể đến như ông Phạm Viết Muôn, ông Trần Đắc Sinh, ông Cao Sỹ Kiểm, ông Trương Văn Phước…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.