'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Điều này rất quan trọng vì nếu chúng ta muốn có những cơ hội tốt nhất để ngăn chặn nó (dịch Covid-19) trong tương lai thì cần hiểu rõ điều gì đã xảy ra”, ông Blinken nhấn mạnh.
Theo nhà ngoại giao Mỹ, việc tiếp tục điều tra cũng rất cần thiết trên phương diện tăng cường hệ thống y tế thế giới để đảm bảo ngăn chặn và giảm thiểu được các đại dịch trong tương lai.
"Chúng tôi biết rằng trong những ngày đầu đại dịch, phía Trung Quốc đã không tạo điều kiện để có sự tiếp cận kịp thời của các chuyên gia quốc tế, không kịp thời cung cấp thông tin, thiếu sự minh bạch", Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Ông lưu ý rằng "cần có thêm thông tin để hiểu thực sự về những gì đã xảy ra". Chỉ khi đó, các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, mới có thể thực hiện được những bước đi để củng cố hệ thống y tế toàn cầu.
Cùng ngày, Australia cũng kêu gọi WHO phải được trao quyền hạn lớn hơn trong quá trình điều tra về các dịch bệnh truyền nhiễm sau khi ủy ban độc lập của WHO phát hiện sự thiếu phối hợp giữa các nước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc hồi tháng 12/2019.
Trước đó, hồi cuối tháng 3, WHO đã công bố báo cáo dài 120 trang về nguồn gốc Covid-19. Theo báo cáo, virus SARS-CoV-2 có "nhiều khả năng" lây sang người từ vật trung gian là một động vật hoang dã bị bắt và nuôi trong trang trại. Tuy nhiên, báo cáo chưa chỉ ra được đây là loài vật cụ thể nào.
Báo cáo của WHO cũng cho rằng virus đã lây lan trên người không quá 1-2 tháng trước khi nó được phát hiện vào tháng 12/2019
Được biết, bản báo cáo trên là kết quả điều tra phối hợp giữa nhóm chuyên gia của WHO và giới chức Trung Quốc trong chuyến điều tra tại tâm dịch Vũ Hán hồi cuối tháng 1, đầu tháng 2.
Xuyên suốt 240 mặt giấy, báo cáo của WHO chỉ đánh giá khả năng "ít, nhiều" của các giả thuyết mà không đưa ra lời khẳng định cụ thể nào khiến nhiều nước lên tiếng chỉ trích.
Nhóm chuyên gia của WHO thừa nhận trong quá trình điều tra họ đối mặt với nhiều sức ép, trong đó có cả sức ép chính trị, nhưng họ không bao giờ bỏ qua "các yếu tố quan trọng" trong báo cáo.
Sau khi WHO công bố báo cáo, 14 nước gồm Mỹ, Úc, Canada, Séc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Nhật Bản, Latvia, Lithuania, Na Uy, Hàn Quốc, Slovenia và Anh đã ra một tuyên bố chung chỉ trích báo cáo của WHO phối hợp với Trung Quốc về nguồn gốc Covid-19.
Cụ thể, tuyên bố này chỉ trích việc điều tra nguồn gốc đại dịch bị trì hoãn và việc nhóm chuyên gia không được tiếp cận đầy đủ dữ liệu thô trong quá trình điều tra.
Theo đó, các nước cho rằng cần tiến hành thêm những nghiên cứu khác để xác định cách thức virus lây truyền sang người và yêu cầu một cam kết mới từ WHO cũng như các nước thành viên về khả năng tiếp cận, minh bạch và kịp thời.
Tuyên bố nhấn mạnh các chuyên gia cần có quyền tiếp cận đầy đủ mọi dữ liệu về người bệnh, động vật, môi trường cũng như toàn bộ các yếu tố xoay quanh giai đoạn đầu bùng phát dịch bệnh nhằm xác định nguồn gốc và ngăn chặn việc lây lan.
Xem thêm >> Vừa ‘trở mặt’ với Bitcoin, Elon Musk phát tín hiệu ủng hộ Dogecoin
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.