Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hãng tin Business Standard mới đây dẫn lời một vài quan chức Ấn Độ cho hay trong một nỗ lực để chống lại kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga của G7, Moscow mới đây đã trao đổi với New Delhi rằng họ sẵn sàng cung cấp dầu với mức giá thậm chí thấp hơn trước đây cho Ấn Độ.
“Về nguyên tắc, yêu cầu đổi lại là Ấn Độ không nên ủng hộ đề xuất của G7. Quyết định về vấn đề này sẽ được đưa ra sau các cuộc đàm phán với tất cả các đối tác”, một quan chức của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay.
Các quan chức cho biết "mức chiết khấu đáng kể" sẽ cao hơn so với mức giảm giá mà Iraq đưa ra trong hai tháng qua.
Trong tháng 5, giá dầu thô của Nga xuất khẩu sang Ấn Độ thấp hơn 16 USD/thùng so với giá nhập khẩu dầu thô trung bình của Ấn Độ là 110 USD/thùng.
Mức chiết khấu đã giảm xuống còn 14 USD/thùng vào tháng 6 khi giá nhập khẩu trung bình của Ấn Độ là 116 USD/thùng. Tính đến tháng 8, giá dầu thô của Nga thấp hơn 6 USD so với giá trung bình.
Nhà cung cấp dầu lớn nhất của Ấn Độ là Iraq cũng giảm giá mạnh từ cuối tháng 6, bằng cách cung cấp một loạt các loại dầu thô có giá trung bình thấp hơn 9 USD/thùng so với dầu của Nga. Do đó, thị trường cực kỳ nhạy cảm với giá cả đã chuyển dịch ngược trở lại rất nhiều để có lợi cho Iraq.
Do đó, Nga trượt xuống vị trí thứ ba trong danh sách các quốc gia xuất khẩu dầu cho Ấn Độ, đáp ứng 18,2% nhu cầu dầu của nước này. Hiện Saudi Arabia (20,8%) và Iraq (20,6%) là hai nhà cung cấp hàng đầu.
Ngay cả khi không có tranh luận về giá, các quan chức Ấn Độ vẫn cho rằng nguồn cung dầu thô ổn định nên được thiết lập từ bên ngoài khu vực Tây Á. Một quan chức nước này cho rằng: “Trong khi nhập khẩu dầu từ Iraq vẫn là nguồn mua chính của chúng tôi, trong bối cảnh phức tạp toàn cầu và tình hình nội bộ đầy biến động của Iraq, Ấn Độ cần tạo ra các cơ chế thay thế”.
G7 (gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italia và Anh) hiện đang thúc đẩy kế hoạch áp trần giá dầu nhập khẩu của Nga với mục tiêu nhắm trực tiếp vào nguồn thu của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng thời vẫn duy trì dòng chảy dầu, tránh được việc đẩy giá giá dầu leo thang cao hơn.
Một số báo cáo cho rằng kế hoạch giới hạn dầu sẽ được thực hiện cùng lúc với lệnh cấm vận của EU có hiệu lực vào tháng 12 năm nay. Sẽ có hai giới hạn giá, một đối với sản phẩm thô sẽ được áp dụng từ ngày 5/12/2022 và một đối với sản phẩm tinh chế từ ngày 5/2/2023.
Trong bối cảnh loạt nước phương Tây áp lệnh trừng phạt lên Moscow, một số quốc gia, trong đó có Ấn Độ - nhà nhập khẩu dầu lớn thứ hai trên toàn cầu, đã ký kết các thỏa thuận song phương để mua dầu và khí đốt Nga với giá chiết khấu. Nước này đã nhiều lần được yêu cầu tham gia kế hoạch áp giá trần với dầu Nga.
Trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tỷ trọng dầu thô của Nga tăng từ chưa đến 1% khối lượng nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ lên 8% vào tháng 4, 14% vào tháng 5 và 18% vào tháng 6. Kể từ tháng 7, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã giảm trong bối cảnh nhập khẩu dầu thô nói chung cũng giảm.
Vào tháng 8, Ấn Độ nhập khẩu 7.38.024 thùng dầu Nga/ngày, thấp hơn 18% so với tháng 7, theo ước tính của nhà cung cấp phân tích dữ liệu hàng hóa Vortexa có trụ sở tại London.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman ngày 8/9 cho biết nhập khẩu dầu mỏ của Nga là một phần trong chiến lược quản lý lạm phát của Ấn Độ.
Xem thêm >> Giá năng lượng tăng phi mã, Indonesia cân nhắc mua dầu giá rẻ của Nga
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.