Không thể làm Nga suy yếu, đâu là ‘điểm mù’ trong cơ chế trừng phạt của phương Tây?

Mộc An - 27/08/2023 01:51 (GMT+7)

(VNF) - Hãng tin Euronews của châu Âu mới đây đã có một bài phân tích về những “điểm mù và lỗ hổng” trong cơ chế trừng phạt của phương Tây lên Nga khiến kinh tế nước này không những không bị “quật ngã” mà con có nhiều dấu hiệu khởi sắc.

VNF
Ảnh minh họa.

Ngay sau khi Nga đưa quân tới Ukraine vào tháng 2/2022, phương Tây đã tung loạt đòn trừng phạt lên Nga ở quy mô chưa từng thấy kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Họ nuôi hy vọng rằng loạt lệnh trừng phạt quy mô lớn sẽ khiến kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng ngay lập tức và chiến sự nhanh chóng kết thúc.

Một nghiên cứu được Đại học Yale công bố vào năm ngoái cho rằng các biện pháp nhằm vào một loạt cá nhân, hàng hóa và dịch vụ của Nga sẽ khiến đồng ruble sụp đổ và làn sóng tháo chạy của các công ty phương Tây sẽ “làm tê liệt một cách thảm khốc” nền kinh tế Nga.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock mới đây đã thừa nhận rằng: "Các biện pháp trừng phạt kinh tế lẽ ra sẽ có tác động về kinh tế, song điều này không đúng đối với trường hợp của Nga".

Nga vượt Đức thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới

Báo cáo Kinh tế thế giới (World Economics) mới đây đã xếp Nga là một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới và lớn nhất châu Âu xét theo sức mua tương đương (PPP) tính đến cuối năm 2022.

Theo ước tính dựa trên dữ liệu quốc gia chính thức do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, tổng sản phẩm quốc nội của Nga là 5.510 tỷ USD tính theo PPP vào cuối năm ngoái, vượt qua mức 5.000 tỷ USD của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

"Báo cáo tài sản toàn cầu hàng năm" vừa được Ngân hàng Đầu tư Thụy Sĩ UBS công bố cũng cho thấy số lượng triệu phú Nga tăng khoảng 56.000 lên 408.000 vào năm 2022, năm đầu tiên chiến sự Ukraine nổ ra.

Trong đó, số lượng cá nhân siêu giàu (những người có tài sản trên hơn 50 triệu USD) đã đạt mốc gần 4.500 người. Tổng tài sản của Nga có thể đã tăng lên 600 tỷ USD vào năm ngoái.

Cũng theo Ngân hàng UBS, mặc dù “rất khó xác định xu hướng giàu lên ở Nga tại thời điểm này”, nhưng phải thừa nhận thực tế rằng Nga là một trong số ít các nước trở nên giàu có hơn vào năm 2022 dù nước này phải vật lộn với những khó khăn về kinh tế do các lệnh trừng phạt, cấm vận của phương Tây.

Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), GDP của Nga trong quý II vừa qua tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên kinh tế Nga ghi nhận tăng trưởng trong một năm.

Hãng tin Reuters mới đây tiến hành một cuộc thăm dò với các chuyên gia kinh tế hàng đầu cho thấy GDP của Nga được dự đoán tăng 0,7% trong năm nay trong khi các nền kinh tế châu Âu khác trượt dài trong suy thoái.

Cơ chế trừng phạt nhiều "điểm mù, lỗ hổng"

Có nhiều lý do giải thích cho sự vững mạnh của kinh tế Nga. Tuy nhiên, một số người cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây có quá nhiều "điểm mù và lỗ hổng" gây hạn chế tác động tới Nga.

Ông Tom Keatinge, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Tội phạm Tài chính thuộc Viện Royal United Services) nhận định với  Euronews rằng: "Cơ chế trừng phạt hiện tại có rất nhiều lỗ hổng. Trong đó, phải kể đến đầu tiên là hệ thống tài chính, khi các kênh ngân hàng để giao dịch với Nga vẫn mở ở phương Tây".

Mặc dù những khoản này bề ngoài là để thanh toán cho việc nhập khẩu năng lượng (vẫn được phép trong một số trường hợp), ông Keatinge cho biết các giao dịch này “rất khó kiểm soát”, do đó các khoản thanh toán cho dầu và khí đốt có thể che giấu việc mua các mặt hàng khác, chẳng hạn như hàng hóa quân sự công nghệ cao.

Điều tương tự cũng xảy ra với các công ty tham gia vào các lĩnh vực khác như thực phẩm và dược phẩm, ông Keatinge cho hay.

Một lỗ hổng khác mà nhà phân tích đưa ra chính là còn nhiều ngành chưa bị trừng phạt, trong đó kim cương là một minh chứng điển hình. Mặc dù Mỹ và Anh đã áp dụng các hạn chế, Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục loại đá quý ra khỏi danh sách trừng phạt Nga.

Điều này cho phép Nga, nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, tiếp tục tiếp cận được thị trường châu Âu, một trong những thị trường trọng điểm của mình.

Lỗ hổng thứ 3 nằm ở các nước không hưởng ứng các đòn giáng mạnh tay của phương Tây. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan hay Ấn Độ có thể đóng vai trò trung gian để hàng hóa bị trừng phạt đi qua lãnh thổ của họ đến hoặc rời khỏi Nga.

Đặc biệt, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước tiêu thụ dầu Nga hàng đầu thế giới khi sản phẩm này bị phương Tây xa lánh. Nga đã đưa ra mức giá chiết khấu cao để bán dầu cho Ấn Độ.

Mặc dù bị nhiều nước chỉ trích, New Delhi lấy lý do họ không đủ khả năng nhập khẩu năng lượng đắt đỏ hơn từ nguồn cung ngoài Nga khi đất nước vẫn còn hàng triệu người sống trong cảnh nghèo đói.

Một lỗ hổng nữa cần được kể đến chính là việc nội bộ châu Âu xảy ra tình trạng thực thi các cơ chế trừng phạt thiếu nhất quán. Đơn cử như việc Hungary cho đến nay vẫn được miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt đối với khí đốt, dầu mỏ hoặc nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Hungary tuyên bố rằng "khí đốt của Nga đảm bảo nguồn cung và an ninh năng lượng" cho Hungary nên hiện chưa thể thay thế.

Trong một báo cáo mới đây, Công ty tư vấn rủi ro Corisk có trụ sở tại Na Uy cho rằng các biện pháp trừng phạt không hoạt động theo cách như mong đợi chính là do các bên áp dụng đang tự phá hủy chúng.

Xem thêm >> Trung Quốc ‘cấm cửa’ hải sản Nhật Bản, Nga muốn 'chớp thời cơ'

Theo Euronews, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.