Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trung Quốc đang phải chật vật vì thiếu than. Trong những tháng gần đây, lượng than dự trữ ở các nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc xuống thấp, khiến các nhà máy nhiệt điện chật vật tìm mua đủ than để duy trì hoạt động.
Khi nguồn cung than thiếu hụt, kéo theo tình trạng Trung Quốc đang thiếu điện nghiêm trọng. Cùng đó, các tiêu chuẩn về khí hậu ngày càng khắt khe, buộc nước này phải áp dụng rộng rãi nhiều biện pháp nhằm hạn chế lượng điện tiêu thụ.
Trung Quốc đã cam kết cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ trên mỗi đơn vị tăng trưởng kinh tế là khoảng 3% trong năm 2021, để có thể đạt được các mục tiêu khí hậu mà nước này đặt ra.
Theo tờ The guardian, có khoảng 20 tỉnh ở Trung Quốc đang phải trải qua cơn khủng hoảng thiếu điện năng, tuỳ theo các cấp độ. Nhiều công ty điện lực đã gửi thông báo đến các nhà máy tiêu thụ nhiều điện, trong đó yêu cầu các nhà máy chỉ sản xuất trong giờ thấp điểm vào đêm đến sáng sớm, hoặc đóng cửa hoàn toàn trong hai đến ba ngày một tuần. Nhiều nhà máy khác thì được yêu cầu đóng cửa cho đến một thời điểm xác định hoặc đến khi có thông báo mới.
Thiếu than, than giá cao là vấn đề Trung Quốc đang phải đối mặt. Giá than nhiệt cao ở Trung Quốc chạm mức cao nhất mọi thời đại, lên tới 212,92 USD mỗi tấn vào ngày 29/9, tạo áp lực khiến các công ty điện lực phải bù đắp chi phí nhiên liệu tăng thêm. Một số nhà máy nhiệt điện buộc phải đóng cửa để tiết kiệm chi phí và điều này làm tăng nguy cơ thiếu điện khi mùa đông tới.
Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh gom mua LNG trên thị trường quốc tế để phục vụ cho nhu cầu sưởi ấm mùa đông, làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung khí đốt trên toàn cầu.
Liên quan đến khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết, trên thực tế, giá một số nguyên liệu đầu vào cho ngành điện cũng như việc cắt giảm khí thải của Trung Quốc đã gây ra việc thiếu điện dẫn đến một số ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có các sản phẩm về nguyên liệu cung ứng đầu ra cho thị trường cũng bị giảm sút.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương chưa ghi nhận việc các doanh nghiệp trong nước phản ánh thiếu nguyên liệu đầu vào.
Ông Nguyễn Ngọc Thành chia sẻ, trên thực tế nhiều doanh nghiệp trong nước đã phải đối mặt với việc thiếu nguyên từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát lần đầu vào năm 2020. Việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu đầu vào từ dệt may, da giày cũng như các sản phẩm cung cấp cho ngành công nghiệp nặng cũng đã được các doanh nghiệp có kinh nghiệm ứng phó và dần thích nghi.
Bên cạnh đó, với lần tái dịch bệnh lần 3, 4 diễn ra trong thời gian qua, năng lực của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước cũng từ đó bị giảm sút, thậm chí có những doanh nghiệp của 19 tỉnh phía Nam phải dừng hoạt động. Chính vì vậy, nhu cầu nguyên liệu đầu vào hiện nay chúng ta chưa thấy rõ sự thiếu hụt và các doanh nghiệp cũng chưa đề cập đến vấn đề này.
"Về lâu dài, một số mặt hàng, chẳng hạn như mặt hàng thép trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được như thép xây dựng, chúng ta không lo ngại về vấn đề lệ thuộc vào các nước bạn. Một số ngành khác với những biến động ngắn hạn như vừa qua từ phía Trung Quốc thì trong thời điểm này cũng chưa thể đánh giá việc ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu đầu vào của Việt Nam", Phó Cục trưởng Nguyễn Ngọc Thành khẳng định.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội thường xuyên trao đổi để xem xét và có phản ánh nhất định các trường hợp về nguyên liệu đầu vào phục vụ cho các doanh nghiệp.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.