Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trung Quốc đang rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011, năm mà hạn hán và giá than tăng vọt khiến 17 tỉnh thành ở nước này phải hạn chế việc sử dụng điện.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc cũng có nguyên nhân trực tiếp từ việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cố gắng đảm bảo Trung Quốc sẽ có bầu trời trong xanh tại Thế Vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh vào tháng 2/2022, đồng thời nó cũng thể hiện với quốc tế rằng chủ tịch hoàn toàn nghiêm túc với mục tiêu giảm các bon hóa nền kinh tế.
Để đối phó với tình trạng này, Trung Quốc đã siết chặt tiêu thụ năng lượng bằng cách triển khai chính sách cắt điện luân phiên vào giờ cao điểm ở nhiều khu vực, trong đó có những địa phương giữ vai trò “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Tiêu biểu như tuần trước, các thành phố ở Trung Quốc từ trung tâm xuất khẩu phía nam Quảng Đông đến Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, đã ra lệnh hạn chế sử dụng điện mà không thông báo hoặc thông báo rất muộn.
Trong đó, Quảng Đông đóng góp khoảng 23% tổng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm, theo dữ liệu chính thức được Wind Information tổng hợp. Còn Liêu Ninh đứng thứ 16 về giá trị xuất khẩu, chiếm 1,6% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc.
Thậm chí, Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch cắt điện luân phiên tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Đây là hai khu vực đô thị tập trung tới 48 triệu dân và đang chật vật trước tình trạng thiếu điện.
Bên cạnh đó, khu vực này cũng có nhiều nhà máy sản xuất, doanh nghiệp công nghệ quan trọng và là nơi sinh sống của nhiều quan chức cấp cao, cũng như tập trung nhiều cơ quan chính phủ.
Điều này diễn ra giữa bối cảnh các nhà sản xuất đang chạy đua để đáp ứng nhu cầu gia tăng hàng hóa cho mùa mua sắm cuối năm. Thêm vào đó, họ cũng phải vật lộn với các nguồn cung đã bị thắt chặt do chi phí nguyên liệu tăng cao, sự chậm trễ kéo dài tại các cảng và tình trạng thiếu container vận chuyển.
Ông Johan Annell cho biết hàng chục triệu USD giá trị các khoản đầu tư kinh doanh đã được doanh nghiệp nước ngoài lên kế hoạch rót vào Trung Quốc bởi đây vẫn là một "điểm đến hấp dẫn" đối với lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư hiện tìm phương án đầu tư thay thế vào Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
"Một số công ty đứng trước rào cản trong việc đầu tư vào Trung Quốc. Nó bắt nguồn từ sự không chắc chắn. Không ai biết tình hình tổng thế sẽ thế nào, biến chuyển ra sao và nó sẽ được giải quyết thế nào trong vài tháng tới ở khu vực mà họ đầu tư", Annell trích dẫn nội dung cuộc nói chuyện của công ty với khoảng 100 doanh nghiệp đối tác.
Ông Annell nhận định sự không chắc chắn trong ngắn hạn có thể giải quyết trong một tuần và bắt nhịp trở lại một thời gian sau đó nhưng tình trạng mất điện đột ngột này có thể tiếp diễn trong hai quý tới.
Theo CNBC, các lãnh đạo của hiệp hội doanh nghiệp Mỹ và châu Âu đã xác nhận rằng việc Trung Quốc cắt điện trên diện rộng thời gian gần đây đang ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường này.
"Các công ty luôn hoạt động dựa trên chính sách ổn định và khả năng dự đoán được", Phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ -Trung Quốc Matt Margulies nhận định đồng thời cho rằng Trung Quốc cần thông báo trước về việc gián đoạn cung cấp điện để đảm bảo an toàn và hoạt động kinh doanh liên tục.
"Họ cũng cần được tham vấn để tìm ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan. Phương pháp tiếp cận "một khuôn khổ cho tất cả" của nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ gây xáo trộn, tăng chi phí và làm giảm niềm tin vào thị trường Trung Quốc", đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ -Trung Quốc chia sẻ thêm.
Việc Trung Quốc cắt điện đột ngột trên diện rộng khiến các chuyên gia về kinh tế Trung Quốc hạ dự báo tăng trưởng GDP của quốc gia này trong năm 2021.
Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ 8,2% xuống 7,8% trong năm nay.
Goldman Sachs ước tính rằng có tới 44% hoạt động công nghiệp của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện, dẫn đến mức tăng trưởng GDP trong quý III/2021 giảm 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm >> ‘Anh sẵn sàng giúp Việt Nam tiếp cận tài chính xanh để phát triển các dự án năng lượng tái tạo’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.