Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong khi nhiều nhà đầu tư ôm tâm lý đợi đồng USD mất giá vào cuối năm như xu hướng thường thấy thì các chuyên gia lại cho rằng diễn biến của giá đồng USD sẽ phức tạp hơn trong bối cảnh leo thang căng thẳng địa chính trị và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong mỗi dịp cuối năm, mùa mua sắm, sự ham thích rủi ro gia tăng vì yếu tố thời vụ cùng hoạt động chốt sổ sách kế toán là những yếu tố gây áp lực lên đồng USD. Thế nhưng, với tác động tích cực của các đợt tăng lãi suất do Fed triển khai cùng khả năng xung đột tại Trung Đông leo thang, xu hướng mất giá vào cuối năm của đồng USD có thể sẽ không lặp lại trong năm nay, tờ Bloomberg nhận định.
Liên tục trong suốt 6 năm qua, chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, thước đo sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ giao ngay, luôn giảm vào tháng 12 với mức giảm bình quân khoảng 1,4%. Trái lại, các đồng tiền của khu vực châu Á lại luôn chứng kiến mức tăng bình quân khoảng 1,2% so với đồng USD trong hai tháng cuối cùng của năm trong cùng thời gian.
Kịch bản trên có thể thay đổi trong năm nay. “Nếu so với 5 năm trước, chênh lệch lãi suất hiện đang ủng hộ đồng USD rất nhiều. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ giá USD hiện nay chính là chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ chưa từng có của Fed. Thêm vào đó và căng thẳng địa chính trị”, ông Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược của Mizuho Bank tại Singapore, nhận định.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia Varathan của Mizuho cho rằng trong bối cảnh có quá nhiều yếu tố gây áp lực tăng giá lên đồng USD, rất khó để nói liệu xu hướng mất giá cuối năm của đồng bạc xanh có lặp lại trong nay nay hay không. “Các nhà đầu tư nên cẩn trọng với ý định bán khống USD vào cuối năm nay. Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng cho một năm khác thường”, chuyên gia Varathan nói.
Tỷ giá USD đang được hỗ trợ đáng kể bởi sự vững vàng của nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là khi so sánh với các nền kinh tế lớn khác của thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Theo Bloomberg, chỉ số Doller Spot Index đã tăng hơn 2% tính từ đầu năm nay, trong khi đó chỉ số đo tỷ giá tiền tệ châu Á so với USD đã giảm khoảng 5%.
Tỷ giá USD tăng cao khiến đồng nội tệ của nhiều quốc gia mất giá. Các quốc gia châu Á đã bắt đầu phản ứng lại. Bên cạnh tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, Ấn Độ lại lựa chọn giảm dự trữ ngoại hối trong khi Malaysia ưu tiên giao dịch bằng đồng NDT với Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan thay vì đồng USD như trước.
Trong khi đó, tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước trong hơn 1 tháng qua cũng đã có động thái can thiệp vào thị trường liên ngân hàng thông qua hoạt động phát hành tín phiếu kỳ hạn 28 ngày. Mặc dù vậy, tỷ giá USD/VND vẫn đang neo cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí dần tiến đến mức đỉnh 24.888 VND/USD của năm 2022.
Tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm tăng khoảng 3,7% trong khi giá USD ở các ngân hàng thương mại tăng mạnh khoảng 4,2%, lên quanh mức 24.400 VND/USD.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.