Kinh doanh co cụm vì người tiêu dùng 'buộc tay'

Thảo Lê - 29/07/2023 11:02 (GMT+7)

(VNF) - Mua sắm ít hơn, khi chi tiêu lại cân đo đong đếm nhiều hơn đang là thói quen của người tiêu dùng. Tính trên tổng thể xã hội, việc tiết kiệm này giúp các gia đình vượt qua khó khăn, nhưng lại không tạo ra động lực kích thích sản xuất, không tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, từ đó tạo nên chuỗi hệ lụy liên hoàn.

VNF

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Khảo sát của PwC gần đây cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu của mình. Cụ thể 62% người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết do lo ngại về giá cả gia tăng; 54% dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ; 13% dự định cắt giảm chi tiêu mặt hàng tạp hóa và thực phẩm…

Theo ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc AEON Việt Nam, trước đây do ảnh hưởng của Covid-19, người tiêu dùng giảm tần suất mua hàng, nhưng số lượng hàng hóa cho mỗi lần mua tăng lên. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn hiện tại, người tiêu dùng chỉ còn chú trọng vào nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm, hóa mỹ phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày và giảm chi tiêu đối với các sản phẩm không thiết yếu, đặc biệt là thời trang, phụ kiện, đồ điện tử.

Bà chủ thương hiệu bún bò nổi danh đông khách ở TP. Thủ Đức (TP. HCM) cho hay, lượng khách đến ăn đã giảm dần từ sau Tết Nguyên đán. Đo đếm cụ thể thì nếu trước đây, lúc đông khách nhất, quán có thể bán hết hơn 500 kg bún mỗi ngày, nay chỉ còn khoảng 180 - 200 kg, có hôm chỉ 120 kg. Hiện quán đang chọn giải pháp thu hẹp hoạt động, giảm bớt lượng người giúp việc, giảm diện tích mặt bằng để có thể duy trì việc buôn bán.

Ghi nhận thực tế ở hàng chục cửa hàng buôn bán nhỏ, từ quần áo, mỹ phẩm, giày dép đến điểm bán bánh mì, tiệm cà phê, quán ăn… lượng hàng bán ra ở mỗi điểm đều giảm với mức độ khác nhau. Những nơi bán hàng cao cấp, hàng ăn uống giá cao thì mức sụt giảm trên 30%, có nơi đến 40%. Những nơi bán hàng bình dân thì mức giảm ít hơn, khoảng 10% - 20%.

Chị Thu Vân, ngụ tại quận Bình Tân, TP. HCM, chia sẻ chị đã làm thợ may gia công khá lâu năm, chuyên may ráp áo đầm loại cao cấp cho xưởng tư nhân chuyên bỏ mối hàng vào chợ sỉ Tân Bình. Thu nhập của chị đã liên tục giảm. Vào cao điểm năm 2020, có lúc chị thu nhập tới 16 triệu đồng/tháng nhưng sau đó giảm dần vì dịch Covid-19, đến đầu năm 2022 chỉ còn 10 - 12 triệu đồng/tháng và đến nay thì chỉ còn 7- 8 triệu đồng/tháng vì hàng làm ra bán không được. Khách lấy hàng ít đi, nhiều thợ mới xin vào làm sẵn sàng chấp nhập mức lương thấp hơn chị.

“Do thu nhập giảm mạnh, 5 tháng nay gia đình tôi đã không còn thói quen ăn sáng bên ngoài, không mua sắm quần áo mới, không cho tiền con cái đặt mua quà vặt linh tinh bên ngoài”, chị Thu Vân nói và cảm thán chị vẫn là may mắn vì vẫn còn việc làm trong khi nhiều người bạn làm cho các công ty may lớn đang ngồi chờ việc.

Tại họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP. HCM trong tuần đầu tháng 7/2023, theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. HCM, 6 tháng đầu năm, thành phố ghi nhận có 82.589 lao động nghỉ việc làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. So với cùng kỳ, con số này tăng 5.066 người. Nguyên nhân chính là doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh dẫn đến giảm giờ làm, thiếu việc.

Trên bình diện cả nước, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay số lao động bị mất việc trong quý II/2023 là 217.800 người. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lao động thuộc các ngành dệt may (16,8%), da giày (14,1%), sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử (14,8%), chế biến gỗ (6,1%)…

Hệ lụy liên hoàn

Việc người tiêu dùng giảm sức mua đã dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh, tác động liên hoàn đến chuỗi sản xuất, kinh doanh. Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. HCM, hiện tại người tiêu dùng không chỉ cắt giảm chi tiêu những mặt hàng xa xỉ, mà cũng tiết kiệm trong mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày. Điều này đã làm suy giảm sức mua trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp giờ đây lâm vào cảnh “lưỡng đầu thọ địch”, đã phải đối mặt với chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vốn vay…) tăng mạnh, lại phải chịu đựng sức mua yếu ớt của thị trường. Doanh nghiệp muốn điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ cũng rất khó khăn, vì tăng giá thì không bán được mà giữ hoặc giảm giá thì như cắt vào thịt mình. Hệ quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp đã chọn cách cắt giảm giờ làm, cắt giảm lao động, cắt giảm lương của công nhân để tìm cách sinh tồn.

Ở một góc độ khác, các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu cũng đang lâm vào cảnh khó khăn do người tiêu dùng ở các quốc gia phát triển thắt chặt chi tiêu. Theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt nam (Vinatex) hàng dệt may luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng bị tiết giảm khi kinh tế suy thoái. Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nửa đầu năm 2023 suy giảm khá mạnh, nhiều doanh nghiệp thậm chí phải ký đơn hàng hàng nhỏ lẻ hoặc không đúng sở trường để duy trì sản xuất, giữ ổn định lao động.

Trong ngành may mặc, chưa bao giờ doanh nghiệp với hàng nghìn lao động phải nhận đơn hàng chỉ 500 đến vài nghìn sản phẩm. Bên cạnh đó, đơn giá giảm rất mạnh, nhiều đơn vị sản xuất có giá gia công giảm tới 50%. Cụ thể, trước kia, mỗi chiếc áo sơmi có giá gia công từ 1,7 - 1,8 USD thì nay chỉ còn một nửa. Đó là chưa nói việc chậm, hoãn thời gian nhận hàng từ phía đối tác cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp về dòng tiền, kho bãi.

Ở nhóm ngành xuất khẩu thủy sản, tình hình cũng tương tự. Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta ghi nhận kết quả kinh doanh suy giảm trong 6 tháng đầu năm 2023 với doanh số tiêu thụ đạt 86,7 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất tôm đông lạnh đạt 9.402 tấn, giảm 14,1% so với cùng kỳ; sản lượng nông sản đông lạnh ghi nhận 968 tấn, giảm 23,6% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn thấp hơn 27% so với cùng kỳ, đạt gần 4,2 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022. Khó khăn của doanh nghiệp đến từ phía thị trường tiêu thụ kém, giá thức ăn, con giống và các chi phí đầu vào tăng cao, giá thành cao, trong khi giá bán hạ mà vẫn khó tiêu thụ, dẫn đến tồn kho càng khiến cho chi phí đội lên…

Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định 44 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ nay đến cuối năm, giảm 2% (từ 10% xuống 8%) đối với nhiều mặt hàng. Việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm việc làm cho người lao động.
 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

(VNF) - Được giao đất tại vị trí đắc địa của phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh - Hải Phòng nhưng Công ty Petrol Sao Đỏ “bỏ quên”, chưa đưa đất vào sử dụng. Mặc dù đã được gia hạn thêm 24 tháng từ tháng 8/2022, nhưng đến nay, mảnh đất vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích ban đầu.

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

(VNF) - Phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin chỉ trích đòn thuế quan mới mà Mỹ áp lên 18 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

(VNF) - Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ - sông Nghèn (thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) rộng hơn 14 ha, tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng bị bỏ hoang thành khu du lịch “ma” suốt 8 năm.

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.