Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong tháng 6, VN-Index đã điều chỉnh giảm 4,6% khi các nhà giao dịch đổ xô tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh nỗi sợ hãi làn sóng thứ hai của Covid-19 ngày càng tăng. Khối lượng giao dịch trung bình ngày tiếp tục lập kỷ lục mới với 443 triệu cổ phiếu.
Các ngành phòng thủ bao gồm Tiêu dùng thiết yếu (tăng 5,7%), Y tế (tăng 1,6%) và Công nghiệp (tăng 1,9%) là ba ngành tăng duy nhất trong tháng 6. Ở chiều ngược lại, Năng lượng và Tài chính là những ngành kém nhất khi sụt giảm 5,8% và 4,8%, tiếp theo là Công nghệ thông tin (giảm 3,4%), Vật liệu (giảm 3,3%), Bất động sản (giảm 2,5%), Tiêu dùng không thiết yếu (giảm 1,1%) và Tiện ích (giảm 0,5%).
Trong tháng 6, thanh khoản vẫn cực kỳ cao với 443 triệu cổ phiếu được giao dịch hàng ngày, lập mức kỷ lục mới. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi mua ròng gần 15 nghìn tỷ đồng trên sàn HSX, chủ yếu nhờ vào khoản đầu tư trị giá 650 triệu đô của KKR vào Công ty Cổ phần Vinhomes (HSX: VHM) hôm 15/6.
Nhận định trong báo cáo chiến lược công bố mới đây, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho hay khi nhìn vào đồ thị VN-Index trong đợt điều chỉnh tháng 6, có thể thấy khối lượng giao dịch đang giảm dần về cuối tháng, cho thấy giai đoạn tích luỹ. Trong khi đó, chỉ số VN-Index cũng đang giảm trở lại mức Fibonacci 50% so với mức tăng của tháng 5, báo hiệu lực cầu bắt đáy mạnh mẽ.
"Đối với tháng 7, chúng tôi lạc quan hơn so với tháng 6 do đợt điều chỉnh gần đây với khối lượng giảm dần trông giống như giai đoạn tích luỹ. Do đó, chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng hoặc ngừng giảm ít nhất là vào tháng 7. Tuy nhiên, thị trường có thể trở nên rung lắc vào cuối tháng vì kết quả kinh doanh quý II của các công ty niêm yết có thể tạo ra nhiều bất ngờ trong năm nay", KIS Việt Nam nêu quan điểm.
"Trong nửa cuối năm nay, mặc dù định giá VN-Index không còn rẻ nữa, chúng tôi nhắc lại quan điểm của mình rằng thanh khoản dồi dào sẽ định giá lại toàn thị trường. Lãi suất tiết kiệm thấp sẽ dẫn đến mức định giá P/E cổ phiếu cao hơn vì đây là những công cụ đầu tư thay thế. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong giai đoạn 2009 - 2015", báo cáo nhấn mạnh.
Theo KIS Việt Nam, trong giai đoạn 2009 - 2011, lãi suất tiền gửi 1 – 6 tháng đã tăng gấp đôi từ 7% lên 14% và P/E của VN-Index giảm từ 20 lần xuống 7 lần. Trong giai đoạn 2012 - 2015, lãi suất đã bị cắt giảm gần hai phần ba từ 14% xuống còn 5,4% và P/E tăng từ 10 đến 15 lần. Trong giai đoạn 2016 - 2018, mặc dù lãi suất tiết kiệm không đổi, dòng tiền từ Hàn Quốc đã giúp P/E đạt đỉnh 21,5 lần trong tháng 3/2018.
"Hiện tại, vì lãi suất tiết kiệm đã bị cắt giảm từ 5,5% xuống 4,25% kể từ cuối năm 2019, P/E có thể tăng cao hơn từ mức trung bình năm 2019 là 16,4 lần", công ty chứng khoán này đánh giá.
KIS Việt Nam cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay ít bị tổn thương hơn so với giai đoạn khủng hoảng 2007 - 2008, khoảng cách giữa lợi tức cổ phiếu (P/E đảo ngược) với lãi suất tiết kiệm hiện đang ở mức cao kỷ lục so với các con số âm của năm 2008 - 2012.
Cùng với đó, một nửa thời gian trong số 12 năm qua, việc định giá lại là yếu tố chính dẫn dắt VN-Index ở cả thị trường tăng và giảm.
"Do đó, khả năng cao là VN-Index có thể sẽ kết thúc năm nay ở mức 900 – 1.000 điểm, giả sử rằng EPS sẽ giảm 9% và VN-Index giao dịch với mức định giá P/E cao hơn so với mức trung bình 2019 là 16,4 lần", KIS Việt Nam khuyến nghị.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.