Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quý IV/2019, mặc dù doanh thu thuần của Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) đạt 8.120 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng lợi nhuận trước thuế lại chỉ tăng 3,5%, đạt trên 1.157 tỷ đồng. Thậm chí lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) còn giảm trên 3%.
Nguyên nhân là do khoản lỗ 26 tỷ đồng từ Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FRT) và lỗ 12 tỷ đồng từ Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FTS). Hơn nữa, lợi nhuận quý IV/2018 tạo cơ sở cao vì ghi nhận hoàn nhập dự phòng khoảng 100 tỷ đồng từ khoản đầu tư vào Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ngoài ra, còn do việc phân bổ chi phí cao hơn từ thương vụ M&A với Intellinet trong năm 2018 và tăng tiền thưởng cho nhân viên chủ chốt vì một số hợp đồng đã kết thúc.
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của FPT đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế tăng 21% so với năm 2018, đạt 4.664 tỷ đồng.
Trong báo cáo nhận định mới đây, Công ty Chứng khoán SSI đưa đưa ra những phân tích đáng chú ý về tình hình kinh doanh của FPT, đặc biệt là mảng Công nghệ - mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn này.
Theo SSI, mảng gia công phần mềm tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của FPT, trong đó doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế năm 2019 tăng lần lượt là 28,5% và 26,7%.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này nhấn mạnh có một số dấu hiệu chậm lại trong quý IV/2019 khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mảng Công nghệ chỉ đạt 10,9%.
Thêm vào đó, chuyên gia của SSI cho biết trong khi hiệu suất ở thị trường Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) vẫn duy trì mạnh mẽ, với tăng trưởng doanh thu lần lượt là 47% và 43%, thị trường Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu "chỉ" 18% trong năm 2019, thấp hơn mức tăng trưởng thông thường vốn vào khoảng 20%-24%.
Điều này là do chiến lược tái cấu trúc của FPT tại thị trường này để tập trung vào các dự án lớn hơn và từ bỏ các dự án nhỏ, thường được ghi nhận vào cuối năm khi hoàn thành kế hoạch, do đó làm giảm doanh thu quý IV/2019 tại thị trường Nhật Bản trong quá trình này.
Được biết, FPT vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng 20% tại thị trường Nhật Bản trong năm 2020.
Tại thị trường trong nước, doanh thu mảng Công nghệ của FPT giảm nhẹ 0,5%, thấp hơn kế hoạch tăng trưởng đặt ra 2-3% cho cả năm. Riêng quý IV/2019, doanh thu trong nước mảng Công nghệ giảm tới 18% do doanh thu phần cứng giảm và số dư của các hợp đồng còn lại ít hơn vào cuối năm (giảm 11,6% so với một năm trước đó).
Cho năm 2020, SSI cho biết ban lãnh đạo FPT đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế duy trì ở mức 18-20%.
Lạc quan hơn, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) dự báo lợi nhuận sau thuế của FPT tăng tới trên 28% trong năm 2020. Trong đó, mảng gia công phần mềm tiếp tục là động lực với tăng trưởng lợi nhuận 30%.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng lợi nhuận sau thuế năm 2020 của FPT sẽ tăng trưởng 22%.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này vẫn lưu ý đến một số rủi ro, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nhân sự công nghệ thông tin (CNTT).
Chuyên gia của VNDirect đánh giá, sự thiếu hụt nhân lực CNTT và chi phí lao động gia tăng là rủi ro tiềm tàng đối với FPT.
Theo một khảo sát được thực hiện bởi Navigos Group – dịch vụ tuyển dụng hàng đầu của Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2018, số lượng việc làm CNTT tại Việt Nam đã tăng trung bình 47% mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng nhân viên trong ngành này chỉ tăng trung bình 8% mỗi năm. Sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu nhân lực đã đẩy cao mức lương của lao động CNTT.
"Chúng tôi cho rằng điều này có thể ảnh hưởng một phần tới FPT vì mảng gia công phần mềm là mảng thâm dụng lao động, do đó, nếu chi phí lao động tăng lên đáng kể sẽ ảnh hưởng tới chi phí hoạt động của công ty", báo cáo của VNDirect nhận định.
Bên cạnh đó, cạnh tranh gay gắt từ các công ty công nghệ Trung Quốc và Ấn Độ ở thị trường quốc tế và từ các nhà cung cấp Internet băng thông rộng cố định nội địa trong lĩnh vực viễn thông cũng là các thách thức đáng kể.
VNDirect cho rằng tại thị trường nước ngoài, Ấn Độ nhìn chung là điểm đến gia công CNTT hàng đầu cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm một nền công nghiệp phần mềm phát triển với số lượng lớn các chuyên gia CNTT lành nghề. Do đó, công ty chứng khoán này dự đoán rằng Ấn Độ vẫn sẽ là điểm đến yêu thích cho gia công CNTT.
Ở vị trí thứ hai là Trung Quốc với thế mạnh là chi phí phải chăng và lao động năng suất cao.
"Chúng tôi cho rằng sự cạnh tranh đến từ hai quốc gia trên là một thách thức lớn cho FPT trong quá trình tìm kiếm thị phần toàn cầu", chuyên gia của VNDirect nêu quan điểm.
Ở thị trường trong nước, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hai nhà mạng lớn có vốn nhà nước là Viettel và VNPT là nỗi lo cho FPT trong mảng kinh doanh viễn thông. "Để cạnh tranh, FPT cần tăng cường chi tiêu cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng để mở rộng độ phủ, điều này sẽ dẫn tới chi phí đầu tư tăng", VNDirect nêu khuyến nghị.
3 động lực tăng giá của cổ phiếu FPT theo quan điểm của VNDirect Báo cáo nhận định công bố mới đây của VNDirect cũng nhấn mạnh đến 3 động lực tăng giá đối với cổ phiếu FPT, bao gồm:
|
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.