'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giảm lãi suất, tung gói vay ưu đãi cho người mua nhà
Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, từ tháng 3 đến nay, lãi suất huy động đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Lãi suất huy động giảm góp phần giảm giá vốn đầu vào tại các ngân hàng thương mại và kéo theo hy vọng lãi suất cho vay, đặc biệt với sản phẩm cho vay mua nhà, sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới.
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cho biết, đến cuối tháng 3, đã có 24 ngân hàng giảm lãi vay, lãi tiền gửi mặt bằng chung cũng đồng loạt giảm.
So với cuối năm trước, lãi suất cho vay mua nhà đã giảm 0,5-3%/năm, tùy từng nhà băng.
Lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà của các ngân hàng thương mại hiện dao động từ 4,99-13,5%/năm. Một số ngân hàng đã có sự điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.
Trong đó, lãi suất vay mua nhà thấp nhất hiện thuộc về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) với mức 4,99%/năm. Nhưng MSB chỉ cố định mức lãi suất này trong 3 tháng đầu với các khoản vay có thời hạn trên 24 tháng. Từ tháng thứ 4 trở đi, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường.
Tiếp sau MSB là Shinhan Bank với lãi suất 7,99%/năm và Ngân hàng Phương Đông với lãi suất là 8,49%/năm.
Cùng với việc giảm lãi suất, một số ngân hàng đã công bố những gói vay ưu đãi cho vay mua nhà, vay kinh doanh bất động sản.
Đơn cử, Agribank có chính sách hỗ trợ những khách hàng có dư nợ vay kinh doanh bất động sản tại thời điểm 31/1/2023 gặp khó khăn. Cụ thể, khoản vay kinh doanh bất động sản có thể được điều chỉnh giảm lãi suất tối đa 3%/năm so với lãi suất cho vay đang áp dụng nhưng không thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn 12 tháng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường.
Vietcombank cũng tung ra nhiều chương trình khuyến mãi với lãi suất vay mua nhà hấp dẫn cho khách hàng. Trong đó, có chương trình cho vay mua nhà thấp nhất chỉ từ 7,99%/năm trong 6 tháng đầu tiên, áp dụng cho khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Theo công bố từ phía ngân hàng, chương trình này sẽ kéo dài đến 31/03/2024.
Tại VietinBank công bố gói vay 10.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2023, lãi suất cho vay từ 7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn vay 6 tháng.
BIDV triển khai gói tín dụng ưu đã lãi suất với quy mô lên tới 100.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, bao gồm cả cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở.
TPBank cũng có chương trình giảm lãi suất cho khách hàng vay mua nhà với mức lãi suất giảm từ 1,5-2%, thậm chí với một số phân khúc khách hàng, mức giảm còn lớn hơn.Ngân hàng Bản Việt cũng triển khai gói vay ưu đãi 1.000 tỷ đồng phục vụ tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, bao gồm cả cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở, với lãi suất chỉ 10,5%/năm.
MBBank mới đưa lãi suất cho vay về mức 11%/năm với các dự án vay lớn và các đối tác chiến lược. Riêng khách hàng cá nhân mua các dự án đang bị chậm tiến độ về pháp lý, khó khăn về thanh khoản được giảm 1-2%/năm, cá biệt có dự án giảm 3%/năm cho khách hàng cá nhân.
Ngoài việc các ngân hàng thương mại chủ động giảm lãi suất cho vay, thị trường đang chờ đón gói tín dụng ưu đãi lãi suất cho người mua nhà có quy mô tới 120.000 tỷ đồng. Gói tín dụng này do 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) triển khai cho vay. Gói tín dụng ưu đãi này sẽ dành cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ, với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường trong từng thời kỳ...
Giải quyết bài toán vốn cho thị trường bất động sản
Dù lãi suất cho vay bất động sản gần đây đã hạ nhiệt nhưng theo các chuyên gia, mức giảm này vẫn chưa đáng kể.
Một số khách hàng cho rằng, mức lãi vay trên 10% hiện vẫn quá cao so với khả năng chi trả của họ. Thêm nữa, việc ngân hàng thả nổi lãi suất sau thời gian ưu đãi sẽ khiến người mua nhà không dự trù được mức lãi suất diễn biến thế nào và khó đưa ra kế hoạch tài chính trả nợ. Do đó, nhiều người vẫn chưa dám đi vay để mua nhà ở thời điểm này mặc dù giá nhà đang đua nhau giảm.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản nhận định lãi suất cho vay mua nhà phải xuống khoảng 10% thì thị trường mới có thể sôi động trở lại. Nhưng để lãi vay giảm xuống mức kỳ vọng này, thị trường cần khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm tới.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, cần rất nhiều yếu tố để thị trường bất động sản ấm nóng trở lại, trong đó có vấn đề lãi suất. Lãi suất mua nhà như hiện nay sẽ triệt tiêu sức cầu của thị trường.
Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, lãi suất cho vay quá cao làm giảm khả năng mua nhà của người dân, khiến thị trường bất động sản thêm khó khăn. Các ngân hàng thường chào mời lãi suất vay mua nhà hấp dẫn song thực chất chỉ áp dụng 1 - 2 năm đầu, sau đó áp dụng thả nổi. Nhiều người dân vay vốn mua nhà vì bị hấp dẫn bởi lãi suất ưu đãi thời gian đầu, sau đó bị sốc bởi lãi suất thả nổi quá cao. NHNN cần nghiên cứu tìm nguồn vốn trung - dài hạn để đưa ra gói tín dụng có lãi suất phù hợp (khoảng 6%/năm) và ổn định trong thời gian dài thì người dân mới có thể tiếp cận được nhà ở.
Giảm lãi suất cho vay thương mại và gói tín dụng ưu đãi là 2 luồng vốn được kỳ vọng sẽ thổi hơi ấm cho thị trường bất động sản, giúp người mua nhà ở thực có thể tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất thấp, đồng thời nguồn cung nhà ở giá rẻ sẽ dồi dào hơn, giúp cân bằng thị trường.
Cùng với các gói vay ưu đãi, việc NHNN mới đây thông báo nới room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại được cho là bước đầu tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn của nền kinh tế, trong đó có bất động sản.
Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn về tín dụng, lãi suất, điều mà nhiều doanh nghiệp bất động sản, tổ chức tín dụng và người mua nhà quan tâm là việc tháo gỡ các nút thắt cơ chế, pháp lý. Trong 17 vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản mà ngành ngân hàng tổng hợp tại Hội nghị tín dụng bất động sản, khó khăn không chỉ nằm ở tổ chức tín dụng mà nằm ở việc tháo gỡ vướng mắc về trái phiếu doanh nghiệp, miễn giảm lãi phí, chính sách với bất động sản du lịch, phát triển nhà ở xã hội…
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp và trái chủ thỏa thuận thực hiện phương thức “hàng đổi hàng”, tức là đổi trái phiếu (cả gốc và lãi) lấy tài sản khác như: căn hộ, nhà phố, biệt thự, đất, cổ phần, cổ phiếu, giấy tờ có giá… Theo HoREA, Nghị định số 08 sẽ tác động rất tích cực và hiệu quả đến việc xử lý 119.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong năm 2023.
Nhiều chuyên gia nhận định, những tín hiệu tích cực từ dòng tiền cho doanh nghiệp sẽ giúp thị trường bất động sản giải quyết được bài toán vốn, cùng với việc xử lý các vướng mắc về thủ tục pháp lý sẽ giúp ngành bất động sản có cơ hội ấm dần.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.