'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giảm lãi suất thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Từ 3/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức giảm các loại lãi suất điều hành từ 0,3-0,5%/năm. Đây là lần thứ 2 NHNN giảm lãi suất điều hành trong vòng nửa tháng. Trước đó, đơn vị điều hành tiền tệ thông báo giảm 1%/năm các loại lãi suất điều hành từ 15/3 nhưng không bao gồm lãi suất tái cấp vốn.
Thông tin NHNN tiếp tục hạ lãi suất điều hành đã mang đến hy vọng cho nhiều doanh nghiệp. Với nhiều doanh nghiệp có nhu cầu xoay vòng các khoản vốn liên tục để đầu tư thì lãi suất giảm thêm sẽ giúp tiết kiệm chi phí.
Anh Trần Văn Nam, giám đốc một công ty chuyên may mặc tại Hà Nội, cho biết, đây là một tin rất đáng mừng, lãi suất chỉ cần giảm 0,5% cũng giúp công ty tiết kiệm được khá nhiều tiền lãi. Anh Nam chia sẻ: "Gần 1 năm nay, công ty tôi rất khó khăn về nguồn vốn, không mở rộng được sản xuất. Gần đây, lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm, chúng tôi hy vọng mức lãi suất cho vay sẽ giảm theo và việc tiếp cận được nguồn vốn được dễ dàng hơn”.
Các chuyên gia nhận định, việc giảm lãi suất điều hành sẽ là tiền đề để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và cho vay.
Thực tế, ngay sau khi NHNN giảm một loạt lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng kể từ ngày 3/4, toàn bộ nhóm ngân hàng tư nhân đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Còn 4 ngân hàng có vốn nhà nước vẫn giữ nguyên biểu lãi suất khi đã niêm yết ở dưới mức quy định. So với mức đỉnh điểm ghi nhận hồi giữa tháng 1, lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5-1,5% ở tất cả kỳ hạn.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) cho rằng việc giảm lãi suất của NHNN sẽ giúp giảm chi phí đầu vào, trên cơ sở đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất cho vay cần độ trễ để mặt bằng lãi suất huy động thấm dần vào nền kinh tế.
Ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN - cho biết về ý nghĩa của động thái giảm lãi suất của NHNN, “Dựa vào các dấu hiệu thị trường, chúng tôi đã chủ động đi trước 1 bước là giảm lãi suất chính sách. Ý nghĩa của việc điều chỉnh một số mặt bằng lãi suất điều hành là để định hướng cho thị trường giảm lãi suất thương mại, lãi suất cho vay. Hiện có ít nhất 24 ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, hầu hết các ngân hàng đều hạ lãi suất huy động. Đây là tín hiệu tốt”.
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cũng cho hay, giảm lãi suất là mong mỏi của Thủ tướng Chính phủ và NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ suốt thời gian qua. NHNN điều hành để cắt giảm mặt bằng lãi suất huy động rồi đề nghị các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí để có nền tảng giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Khi điều kiện chín muồi, NHNN sẽ tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Kích thích nhu cầu tín dụng
Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt, tỉ giá được duy trì ở mức tương đối ổn định, việc NHNN bắt đầu nới lỏng dần chính sách tiền tệ, tiếp tục giảm lãi suất điều hành được cho là giải pháp linh hoạt, giúp kích thích nhu cầu tín dụng.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tính đến ngày 28/3/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng thấp và chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2021 thời kỳ cao điểm đại dịch Covid-19.
“Tốc độ tăng trưởng tín dụng như trên là không cao. Nguyên nhân là do khó khăn của nhiều doanh nghiệp khiến nhu cầu tín dụng bị chững lại. Thêm vào đó, giai đoạn đầu năm, một số dự án, giải ngân đầu tư chậm do bị ảnh hưởng bởi kỳ Tết Nguyên đán, dẫn đến tín dụng cũng tăng chậm" ông Tú cho biết.
Đáng chú ý, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đều có sự suy giảm như xuất khẩu, tiêu dùng dân cư, khai khoáng giảm… Đây là nguyên do dẫn đến cầu tín dụng thấp, tăng trưởng tín dụng không cao trong những tháng đầu năm.
Vì vậy, việc giảm lãi suất điều hành qua đó tạo điều kiện giảm lãi suất huy động và cho vay được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu tín dụng.
Theo các chuyên gia, khi lãi suất tiết kiệm thấp, người dân và doanh nghiệp thay vì gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất thì đẩy ra sản xuất, kinh doanh. Lãi suất khoản vay thấp thì doanh nghiệp dễ dàng đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - nhận định: khi giảm lãi suất, sẽ kích cầu tín dụng, qua đó cũng giúp khiến cho doanh nghiệp và người dân sẵn sàng vay nợ nhiều hơn để đưa vào sản xuất kinh doanh tiêu dùng. Đồng thời, cũng tăng thêm nguồn thu tín dụng, dịch vụ đi kèm cho các tổ chức tín dụng. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đây chính là cú hích quan trọng cho cả nền kinh tế, cho người dân, doanh nghiệp và các ngân hàng.
Có một thực tế là, dù thanh khoản dồi dào, lãi suất cũng đã giảm, song trong cả hoạt động sản xuất, kinh doanh lẫn đầu tư, dòng tiền vẫn chưa nhập cuộc mạnh mẽ.
Tại hội nghị “Khơi thông dòng vốn vào sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) chia sẻ, dù lãi suất giảm nhưng vẫn còn cao, doanh nghiệp vẫn chưa dám vay. Cùng với đó, tình hình thị trường chưa tích cực cũng khiến doanh nghiệp ngại đẩy mạnh vay vốn.
"Giảm lãi suất là tín hiệu tốt, doanh nghiệp rất hoan nghênh. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa bằng mức lãi suất cụ thể cho 2 dòng vốn lưu động ngắn hạn và đầu tư trung dài hạn sau khi đã điều chỉnh. Kèm theo giảm lãi suất thì các tổ chức tín dụng phải nêu rõ điều kiện để được hưởng giảm lãi suất đó (thế chấp, tín chấp thế nào). Hiện nay, để đầu tư mở rộng sản xuất, đón đầu nhu cầu thị trường dự kiến sẽ cải thiện từ quý III/2023 thì doanh nghiệp cần dòng vốn dài hạn 7-10 năm với lãi suất dưới 10%", ông Hòa kiến nghị.
Trong khi đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành, tháo gỡ những nút thắt vướng mắc để khơi thông dòng vốn tín dụng, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. NHNN vẫn đang hướng đến mục tiêu giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, duy trì ổn định giá trị đồng tiền, cố gắng phấn đấu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.