Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo thông báo của Tổng cục Khoáng sản Việt Nam, hiện nay TIC đang nợ các khoản thuế với số tiền hơn 520 tỷ đồng. Trong đó, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 309 tỷ đồng (tính đến hết năm 2017), tiền thuê đất là 25 tỷ đông; tiền phạt chậm nộp là 185 tỷ đồng; tiền thuế phi nông nghiệp gần 560 triệu đồng.
Từ năm 2018 đến nay, phía Tổng cục Khoáng sản Việt Nam không thông báo các khoản thuế kể trên vì lý do dự án đang tạm dừng khai thác.
Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam (TKV, người đại diện quản lý phần vốn tại TIC) cho rằng dựa vào mục C, khoản 3, điều 9 của nghị định 67/2019/NĐ-CP, TIC đang thuộc đối tượng doanh nghiệp phải tạm dừng khai thác khoáng sản do có yêu cầu của cấp có thẩm quyền, do đó TIC được lùi thời gian nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiếp tục triển khai dự án và không bị tính tiền chậm nộp trong thời gian tạm dừng dự án.
TKV cũng kiến nghị với Tổng cục Thuế và UBND tỉnh chỉ đạo Cục Thuế Hà Tĩnh dừng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn của TIC. Tạm dừng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền thuê đất phi nông nghiệp đến thời điểm được cấp thẩm quyền cho phép tái khởi động dự án.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã có văn bản đề nghị Thủ tướng sớm đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê và nhà máy luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm của Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê.
Tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều văn bản kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương, Thủ tướng và các Bộ, nghành liên quan xem xét cho ngừng (chấm dứt) Dự án, đồng thời chỉ đạo giải quyết tồn đọng, hoàn trả nguyên trạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp với các Bộ, nghành liên quan rà soát tổng thể về dự án và có văn bản báo cáo, kiến nghị Thủ tướng đồng ý chủ trương tiến hành thủ tục chấm dứt Dự án để trình Bộ Chính trị xem xét quyết định.
"Việc dự án đã tạm dừng từ lâu nhưng chưa có phương án xử lý hiệu quả dẫn tới nhiều tồn đọng, trong đó có phát sinh liên quan đến Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê chưa được giải quyết", lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh.
Năm 2007, nhằm đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy thép trong nước, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Mỏ sắt này có trữ lượng hơn 500 triệu tấn, hàm lượng quặng giàu 60-62%, lớn nhất Đông Nam Á.
Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư dự án từ năm 2008, triển khai đến năm 2011 phải tạm dừng để cơ quan quản lý thẩm định lại thiết kế kỹ thuật, tái cơ cấu cổ đông.
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê ảnh hưởng trực tiếp đến 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà với 5.928 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp.
Đến nay, tổng diện tích dự án đã giải phóng mặt bằng 830,1ha, trong đó 741,3ha thuộc khu vực mỏ và bãi thải, 88,8ha thuộc công trình hạ tầng tái định cư. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án đến nay đạt 1.798,29 tỷ đồng, trong đó giá trị đầu tư xây dựng cơ bản 1.287,9 tỷ đồng, giá trị thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư 387,76 tỷ đồng.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.