Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, qua đó đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Sau cổ phần hóa, thoái vốn thì năng lực quản trị của một số doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến rất tích cực, bảo đảm công khai minh bạch, các vấn đề được xử lý theo thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) phải thúc đẩy các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán để cộng đồng các nhà đầu tư, Nhà nước và xã hội giám sát giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Ông Đặng Quyết Tiến cũng cho biết, sau khi cổ phần hóa, doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thì được niêm yết thẳng trên Sở giao dịch chứng khoán. Điều này vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông tốt hơn, vừa minh bạch hoạt động của các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa.
Theo các chuyên gia kinh tế, sau khi thực hiện cổ phần hóa, có nghĩa là doanh nghiệp đã chào bán cổ phần ra đại chúng.
Do đó, nếu không buộc doanh nghiệp đăng ký giao dịch hoặc niêm yết, thì có nguy cơ doanh nghiệp bị một nhóm cổ đông thao túng, mua bán cổ phần lòng vòng, không minh bạch thông tin.
Điều này tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông khác, nhất là cổ đông nhỏ lẻ.
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhấn mạnh, doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường dứt khoát phải minh bạch, phải niêm yết trên sàn chứng khoán.
“Tôi thấy mừng vì nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa xong trong thời gian ngắn đã niêm yết và phát huy hiệu quả,” ông Lưu Bích Hồ nói.
Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng bắt buộc doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần phải niêm yết trên thị trường chứng khoán là quan trọng. Khi đã niêm yết thì tính công khai minh bạch được nhấn mạnh.
Trên thị trường chứng khoán sức khỏe của doanh nghiệp được đo đếm công khai giám sát bởi các cơ quan nhà nước, bởi các tổ chức kinh tế, người dân theo dõi trên thị trường chứng khoán để có thể đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay đang rất thấp.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tính đến hết 12/9/2018, mới có 231 doanh nghiệp đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán nhà nước bao gồm 152 doanh nghiệp đã niêm yết và đăng ký giao dịch, 56 doanh nghiệp chưa niêm yết/đăng ký giao dịch và 23 doanh nghiệp đã hủy đăng ký công ty đại chúng.
Như vậy, tỷ lệ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa chưa cao, chỉ có 152/747 doanh nghiệp, chiếm 20,3%.
Mới đây, tại cuộc họp sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2018 của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo đã phải nhắc nhở về vấn đề này và nhấn mạnh chính điều này đã làm giảm tính hiệu quả trong bán vốn nhà nước.
Theo ông Phùng Văn Hùng, doanh nghiệp sau cổ phần hóa mà không muốn niêm yết là không bình thường, họ muốn việc mua bán cổ phiếu chỉ gói gọn trong nội bộ, chứ không muốn công khai.
Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, nếu kiểm tra doanh nghiệp hoạt động vẫn kém hiệu quả, không đủ điều kiện là công ty đại chúng vì cổ đông không đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ làm thủ tục để là công ty cổ phần bình thường. Những doanh nghiệp không thể niêm yết thì hỗ trợ đưa xuống để tiếp tục theo dõi nếu đủ điều kiện thì lại đưa lên sàn niêm yết sau. Những doanh nghiệp nào trốn tránh thì sẽ xử phạt hành chính.
Ông Đặng Quyết Tiến khẳng định, đối với trường hợp đủ điều kiện mà không chịu niêm yết, đăng ký giao dịch thì sẽ xử lý và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cơ quan quản lý nhà nước và người dân giám sát. Đó là giải pháp thị trường, công khai minh bạch cần phải hướng tới.
Trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng cổ phần hóa, ông Đặng Quyết Tiến cho biết, trong quá trình triển khai có một số vấn đề mang tính đặc thù, Bộ Tài chính đã cử cán bộ thường xuyên nắm bắt, kịp thời lắng nghe khó khăn để tháo gỡ vướng mắc của các tập đoàn, tổng công ty và các địa phương với thời gian nhanh nhất.
Đồng thời, rà soát lại các danh mục thoái vốn, cổ phần hoá. Đơn vị nào làm chậm thì phải nhắc nhở, kiểm điểm, cần yêu cầu công bố công khai rõ ràng lộ trình thực hiện cổ phần hóa, theo tiến độ từng quý, 6 tháng, ghi rõ tên người chịu trách nhiệm như vậy sẽ làm rõ đầu mối xử lý vướng mắc cũng như rõ trách nhiệm người đứng đầu. Nếu không, kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn sẽ lại chậm, không hoàn thành tiến độ.
Đặc biệt là tập trung mạnh hơn vào khâu tổ chức thực hiện, vào trách nhiệm, chế tài với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đồng thời, đẩy mạnh việc công khai, minh bạch về lộ trình, tiến độ, kết quả và trách nhiệm người thực hiện.
Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chính sách công, Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thì cho rằng cần thành lập ra ban cổ phần hóa, vai trò quyết định sẽ do những người không liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp đó nắm giữ để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa.
Những người trong doanh nghiệp đó cũng có thể là thành viên của ban, nhưng họ không phải là nhân vật quyết định.
“Còn nếu họ là nhân vật quyết định họ sẽ chây ì mãi, bởi chả ai tự đi "bắn vào chân mình," chả ai tự đi đẩy cái tiến trình mà làm cho lợi ích của họ giảm đi,” ông Huỳnh Thế Du nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.