Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo dữ liệu do Cục Thống kê lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 13/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất của lạm phát ở Mỹ trong hơn 40 năm qua, kể từ tháng 11/1981, và cao hơn nhiều so với mức tăng 8,6% ghi nhận trong tháng 5.
Ngoài ra, con số lạm phát này cũng cao hơn so với mức dự báo 8,8% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó, theo dữ liệu của Refinitiv.
Tính theo tháng, CPI tháng 6 tăng 1,3% so với tháng 5, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 9/2005. Giá năng lượng tăng 7,5% chiếm gần một nửa mức tăng của CPI. Giá xăng tăng 11,2% sau khi tăng 4,1% trong tháng 5. Giá khí đốt tự nhiên tăng 8,2%, cao nhất kể từ tháng 10/2005. Chi phí thực phẩm tiêu thụ tại nhà tăng 1,0%.
Dữ liệu lạm phát tháng 6 cho thấy lập trường chính sách tiền tệ tích cực của ngân hàng trung ương Mỹ đã đạt được tiến bộ rất khiêm tốn trong việc hạ nhiệt nhu cầu và đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.
Giá tiêu dùng tăng cao được thúc đẩy bởi sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu và các biện pháp kích thích tài chính lớn từ các chính phủ trong đại dịch Covid-19, cũng như cuộc chiến Nga-Ukraine.
Lạm phát cao đang làm xói mòn mức tăng lương, điều này cùng với chi phí đi vay tăng có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, khiến các nhà kinh tế kỳ vọng một cuộc suy thoái nhẹ với nền kinh tế Mỹ vào đầu năm 2023.
Mặc dù là một vấn đề toàn cầu, nhưng lạm phát cao vẫn là một rủi ro chính trị đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Đảng Dân chủ của ông khi tiến hành cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11.
Với chỉ số lạm phát mới nhất được công bố, các thị trường tài chính kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ nâng lãi suất chính sách thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 26-27/7.
Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cũng đã dự đoán mức lạm phát kỷ lục và cắt giảm dự báo GDP cho năm 2022 và 2023 do cuộc chiến Nga - Ukraine, nhu cầu tiêu dùng giảm do giá cả tăng cao và nguy cơ thiếu hụt năng lượng vào mùa đông, theo Bloomberg.
Ủy ban hiện dự kiến lạm phát sẽ tăng 7,6% vào năm 2022, cao hơn mức ước tính hồi tháng 5 là 6,1%. Bloomberg cho biết lạm phát sẽ tăng 4% trong năm tới từ mức dự báo 2,7% của tháng 5, trích dẫn dự thảo từ cơ quan điều hành Liên minh châu Âu (EU). Dự báo của Ủy ban sẽ được công bố chính thức vào ngày 14/5.
Đầu tuần này, các bộ trưởng tài chính khu vực đồng EUR cho biết cuộc chiến chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu hiện nay mặc dù tăng trưởng trong khối đang giảm dần, sau khi Ủy ban châu Âu thông báo về triển vọng kinh tế xấu đi.
EC dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng 2,6% trong năm nay, giảm so với dự đoán hồi tháng 5 là 2,7%, Bloomberg đưa tin. Ủy ban cũng dự kiến tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng 1,4% vào năm 2023, thấp hơn mức ước tính hồi tháng 5 là 2,3%.
Vào tháng 5, Ủy ban đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của các quốc gia đồng tiền chung EUR xuống 2,7% trong năm nay từ mức 4,0% được dự đoán vào tháng 2, ngay trước khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu.
Xem thêm >> Mỹ đề nghị không cho tàu hàng Nga cập cảng, Ấn Độ thẳng thừng từ chối
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.