Làm thế nào để đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả?

Văn Kiên - 25/10/2021 05:51 (GMT+7)

Hiểu đúng về chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro giảm giá, đồng thời mang lại tiềm năng sinh lời hấp dẫn.

Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư với nhiều lớp tài sản khác nhau

Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư với nhiều lớp tài sản khác nhau

Mỗi người sẽ có những cách hiểu khác nhau về đa dạng hóa. Nhiều nhà đầu tư coi bất kỳ hình thức phân chia tài sản nào nào giữa cổ phiếu và trái phiếu là đủ đa dạng để cảm thấy được bảo vệ trước những biến động bất ngờ của thị trường. Thật không may, việc nắm giữ hai loại tài sản phổ biến này thường không đủ để giảm đáng kể rủi ro đối với danh mục đầu tư.

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng trong những giai đoạn biến động mạnh, thị trường cổ phiếu và trái phiếu thường di chuyển song song với nhau. Điều kiện kinh tế thay đổi đẩy thị trường này đi xuống có thể kéo theo thị trường kia đi cùng, do đó làm tăng mối tương quan giữa cổ phiếu và trái phiếu. Vì lý do đó, điều quan trọng là phải thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư ở nhiều cấp độ.

Trước tiên, nhà đầu tư nên tìm cách đa dạng hóa các loại tài sản riêng biệt để bảo vệ mình trước những biến động về giá trị của các khoản đầu tư. Thứ hai, họ nên xem xét đa dạng hóa hơn nữa danh mục đầu tư của mình bằng cách kết hợp các loại tài sản ngoài cổ phiếu và trái phiếu. Ví dụ các khoản đầu tư vào bất động sản, cổ phần tư nhân, kim loại quý, cho vay cá nhân...

Thị trường tài chính có tính chu kỳ và không thể tránh khỏi sự điều chỉnh. Do đó, việc nắm giữ nhiều loại tài sản không tương quan trong một danh mục đầu tư có thể hạn chế rủi ro giảm giá, đồng thời mang lại tiềm năng thu được lợi nhuận hàng năm hấp dẫn.

Những yếu tố cần lưu ý khi đa dạng hóa danh mục đầu tư

Tư duy truyền thống cho rằng vì cổ phiếu và trái phiếu có cấu hình rủi ro khác nhau, nên việc nắm giữ chúng theo tỷ lệ khác nhau trong cùng một danh mục đầu tư là một cách thích hợp để quản lý rủi ro danh mục đầu tư. Ví dụ, tỷ lệ phân chia 60-40 hoặc 70-30 giữa cổ phiếu và trái phiếu thường được coi là một mức phân chia phù hợp, "đa dạng hóa" có thể được điều chỉnh dựa trên khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, khái niệm này bỏ qua các giai đoạn thị trường biến động mạnh có thể xảy ra trong các đợt điều chỉnh của thị trường khi cổ phiếu và trái phiếu có xu hướng tương quan nhiều hơn với nhau. Trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh, danh mục đầu tư của nhà đầu tư giới hạn trong việc phân bổ cổ phiếu và trái phiếu thường có thể bị tổn thất đáng kể hơn so với dự đoán của họ.

Tính cách của từng nhà đầu tư cũng là một yếu tố cơ bản quyết định việc thiết kế một danh mục đầu tư phù hợp. Ví dụ, một người trẻ hơn, có thu nhập cao có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn một cá nhân sắp nghỉ hưu, họ có thể tập trung hơn vào việc tạo thu nhập từ danh mục đầu tư của họ để gia tăng tài sản.

Tất nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng các quyết định đầu tư không nên được đưa ra trong một khoảng thời gian ngắn. Xem xét các điều kiện thị trường rộng hơn và các xu hướng kinh tế vĩ mô là bước quan trọng trong việc hình thành một tổ hợp tài sản phù hợp nhất với bất kỳ hoàn cảnh nào của nhà đầu tư cá nhân. Ví dụ, mức độ và xu hướng lãi suất là một yếu tố góp phần xác định các quyết định phân bổ danh mục đầu tư. Tăng trưởng GDP cũng là một yếu tố quan trọng khác.

Khi chi phí sử dụng vốn tăng do lãi suất thị trường ngày càng tăng, thì việc tài trợ cho hoạt động của các công ty trở nên đắt đỏ hơn. Điều này có thể hạn chế tăng trưởng và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Khi lãi suất giảm, việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn và các công ty có nhiều khả năng tiếp cận hơn để tài trợ cho các dự án kinh doanh mới.

Quản lý khủng hoảng

Thị trường tăng giá có thể đã "ru ngủ" nhiều nhà đầu tư cá nhân. Thật khó để dự đoán các nhà đầu tư hiện tại có thể phản ứng như thế nào với sự sụt giảm đáng kể về giá trị danh mục đầu tư của họ khi thị trường rơi vào xu hướng đi xuống.

Thị trường tăng giá có thể đã 'ru ngủ' nhiều nhà đầu tư cá nhân

Thị trường tăng giá có thể đã "ru ngủ" nhiều nhà đầu tư cá nhân

Tuy nhiên, trong cơn sụp đổ của thị trường chứng khoán, một quyết định tồi tệ, chẳng hạn như bán ra trong cơn hoảng loạn, có thể phá hủy nhiều năm tích lũy tài sản trong chốc lát. Các nhà đầu tư nên xem xét kỹ các tình huống có thể xảy ra và xác định xem liệu họ có thể thoát khỏi giai đoạn hỗn loạn trước khi nó xảy ra, chứ không phải sau đó.

Nhà đầu tư thường bị cuốn vào xu hướng của thị trường. Khi sự hoảng loạn lan rộng, quyết định không bán "nói dễ hơn làm". Đầu tư theo cảm xúc là một công thức dẫn đến thảm họa cả thời điểm tốt và thời điểm xấu.

Nếu một danh mục đầu tư được đa dạng hóa tốt trên nhiều loại tài sản, thì việc ra quyết định dựa trên cảm tính sẽ ít có hậu quả trong các giai đoạn thị trường biến động gia tăng.

Về mặt khách quan, việc xử lý sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ dễ dàng hơn khi phần bất động sản hoặc khoản cho vay cá nhân trong danh mục đầu tư của bạn tiếp tục tạo ra thu nhập hàng tháng ổn định. Hơn nữa, nếu một người đang ở giai đoạn sống dựa vào thu nhập đầu tư, giống như nhiều người về hưu, việc tiếp xúc quá nhiều với thị trường chứng khoán có thể khiến danh mục đầu tư của họ gặp rủi ro quá mức trong thời gian thị trường suy thoái kéo dài.

Theo Kiplinger/tổng hợp
Tags:
Cùng chuyên mục
Tin khác