Tài chính cá nhân

Lịch sử giá cổ phiếu ICT và những thông tin cần biết

Giá cổ phiếu ICT đã ghi nhận đợt giảm mạnh có độ dốc cao trước khi đảo chiều và bật tăng trở lại vào tháng 4/2020. Giá cổ phiếu ICT đạt đỉnh vào tháng 1/2021.

imoney-cti

Cổ phiếu ICT là của công ty nào?

Cổ phiếu ICT được phát hành bởi Công ty cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE.

Thông tin khái quát về Công ty cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện

Tên công ty: Công ty cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện

Tên viết tắt: CTIN

Vốn điều lệ: 321.850.000.000 (ba trăm hai mươi mốt tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng)

Địa chỉ: Ngõ 158/2 Phố Hồng Mai, Phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84-4-38634597 / Fax: +84-4-38632061

Email: [email protected]

Website: http://ctin.vn

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1972: Công ty cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện tiền thân là Xí nghiệp Sửa chữa Thiết bị Thông tin I, thành lập theo quyết định số 33/QĐ, ngày 13 tháng 01 năm 1972.

Năm 1973-1991: Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn tải ba và các thiết bị phục vụ dân dụng như Amplier ,bộ nắn Điện.

Năm 2000: Thành lập Trung tâm Tin học, tiền đề cho phát triển mảng Tích hợp hệ thống và phần mềm, nhằm hướng tới mảng kinh doanh trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin.

Năm 2001: Cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện, viết tắt là CT-IN , là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tin học, theo quyết định số 537/QĐ-TCBĐ ngày 11 tháng 7 năm 2001 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Vốn điều lệ khi Công ty khi cổ phần hoá là 10 tỷ, tỷ lệ góp của VNPT là 35%.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu ICT nhất?

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 32.185.000 cổ phiếu.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu ICT nhất với 10.117.108 cổ phiếu, tương đương với 31,43% cổ phần công ty. Xếp sau là cổ đông Nguyễn Trí Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty - với 724.930 cổ phiếu, tương đương 2,25% cổ phần công ty. Phó chủ tịch hội đồng quản trị Tô Hoài Văn nắm giữ 534.239 cổ phiếu, tương đương 1,66% cổ phần công ty.

Lịch sử giá cổ phiếu ICT qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu ICT
Lịch sử giá cổ phiếu ICT. Nguồn: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu ICT. Nguồn: TVSI

Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu ICT đã ghi nhận đợt giảm mạnh có độ dốc cao trước khi đảo chiều và tăng bật trở lại vào tháng 4/2020. Giá cổ phiếu ICT đạt đỉnh vào tháng 1/2021 trước khi duy trì xu hướng giảm đến tháng 7/2021. Sau đó, giá cổ phiếu ICT đã hồi phục trở lại

Giá cổ phiếu ICT cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu ICT cao nhất là 28.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 12/01/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu ICT thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu ICT thấp nhất là 10.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 26/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu ICT?

Tình hình kinh doanh của ICT

Trong năm 2020, doanh thu của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.582,95 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước (2.261 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 68,02 tỷ đồng, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước (đạt 89,76 tỷ đồng).

Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của ICT lần lượt đạt 2.094 tỷ đồng và 58,3 tỷ đồng, tăng 32% và giảm 14% so với năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu ICT?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu ICT tại ngày 28/01/2022 là 19.350 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.935.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của ICT

Là công ty tích hợp hệ thống số 1 tại thị trường nhà mạng viễn thông truyền thống (Telcos); đóng vai trò là đơn vị trụ cột trong Tập đoàn VNPT trong các lĩnh vực cung cấp hàng hóa thiết bị, dịch vụ thiết kế, triển khai, bảo trì và tối ưu hóa mạng lưới.

Tập trung tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực tích hợp hệ thống để giữ vững vị trí số 1 tại 2 nhà mạng truyền thống VNPT và Mobifone, đồng thời phát triển mở rộng thị phần tại thị trường Viettel. Nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận hành thuế cho các nhà mạng.

Trong dài hạn, sự tham gia vào mô hình thuê ngoài vận hành sẽ điều chỉnh mối quan hệ giữa CTIN với các nhà mạng từ quan hệ mua – bán sang quan hệ đối tác về kỹ thuật công nghệ theo hình thức chia sẻ lợi ích từ lợi nhuận, từ doanh thu hay từ lưu lượng của nhà mạng.

Từ khoá: iMoney,
Tin mới lên