Lịch sử giá cổ phiếu KOS và những thông tin cần biết

Văn Kiên - 07/03/2022 23:27 (GMT+7)

Từ khi lên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu KOS biến động trồi sụt nhưng từ giữa năm 2019 bắt đầu tăng đều đặn cho tới tận hiện nay.

Lịch sử giá cổ phiếu KOS và những thông tin cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu KOS và những thông tin cần biết

Cổ phiếu KOS là của công ty nào?

Cổ phiếu KOS là của Công ty Cổ phần Kosy, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Kosy

Vốn điều lệ đăng ký: 1.650.313.350.000 đồng

Địa chỉ trụ sở chính: B6-BT5, khu đô thị mới Mỹ Đình 2, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024 37833660

Fax: 024 37833661

Website: www.kosy.vn

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2009: Công ty thực hiện mở rộng lĩnh vực hoạt động là phát triển thêm lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, cầu đường, thủy lợi.

Năm 2011: Bất động sản được xác định là lĩnh vực mũi nhọn của Công ty. Hiện Công ty đã và đang làm chủ đầu tư thực hiện một số dự án lớn về bất động sản tại các địa phương như: Khu đô thị Kosy - Lào Cai thành phố Lào Cai; Khu đô thị Kosy - Bắc Giang, Khu dân cư Cầu Gồ - Bắc Giang; Khu đô thị Kosy - Gia Sàng thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên; Khu đô thị Kosy - Sông Công thành phố Thái Nguyên, Khu chức năng đô thị Kim Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ….

Ở lĩnh vực Xây dựng, ngoài thi công các dự án Khu đô thị mới, Kosy còn triển khai thực hiện nhiều công trình giao thông, thủy lợi, viễn thông tại các địa phương. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thi công luôn đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, thỏa mãn kỳ vọng của đối tác, chính quyền và nhân dân địa phương. Công ty bắt đầu triển khai một số dự án bất động sản tại Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang.

Năm 2016: Công ty phát triển nhiều dự án Bất động sản tài các tỉnh/thành miền Bắc và miền Trung. Công ty được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Năm 2017: Công ty thực hiện tăng vốn lên 415 tỷ đồng. 

Năm 2018: Đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Công ty với hàng loạt sự kiện lớn diễn ra và là bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của Công ty trong lĩnh vực thủy điện và năng lượng tái tạo. Tháng 7, Công ty phát hành thành công trái phiếu riêng lẻ, tăng vốn điều lệ lên 1.037,5 tỷ đồng. 2018 cũng là năm bắt đầu công cuộc Nam tiến của Công ty. Tháng 8 năm 2018, Công ty khai trương văn phòng đại diện tại TP. HCM, bắt đầu công cuộc Nam tiến, đặt chân vào thị trường bất động sản miền Nam sôi động vốn nhiều cơ hội song cũng cạnh tranh gay gắt.

Năm 2019 Được xem là năm bản lề của Công ty với sự kiện niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty trên HoSE. 

Năm 2020: Đại dịch Covid-19, mặc dù không dự báo được trước, nhưng do chiến lược và kế hoạch phát triển luôn lường trước những giai đoạn khó khăn nên các dự án bất động sản và năng lượng của Công ty vẫn có nguồn tiền triển khai phù hợp, công tác bán hàng và thu tiền được thực hiện đều theo tiến độ.

Đồng thời, Công ty không ngừng mở rộng, phát triển các dự án mới có quy mô lớn tại nhiều tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu… nhằm mở rộng quỹ đất của Tập đoàn, từ đó tăng quỹ sản phẩm bất động sản cung cấp ra thị trường, chuẩn bị cho chiến lược tập trung và dài hạn sắp tới. 

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu KOS nhất?

Số lượng cổ phiếu KOS đang được niêm yết trên sàn giao dịch là: 216.481.335 cổ phiếu.

Cổ đông Nguyễn Việt Cường (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kosy) hiện đang nắm giữ nhiều cổ phiếu KOS nhất với 101.640.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 46,95%. Xếp sau là Công ty Cổ phần Đầu tư Leo Regulus với tỷ lệ sở hữu 11,64% và cổ đông Nguyễn Thị Hằng (Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kosy) với tỷ lệ sở hữu 8,73%.

Lịch sử giá cổ phiếu KOS qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu KOS

Lịch sử giá cổ phiếu KOS. Nguồn đồ thị: TradingView

Lịch sử giá cổ phiếu KOS. Nguồn đồ thị: TradingView

Từ khi lên sàn, giá cổ phiếu KOS biến động trồi sụt nhưng từ giữa năm 2019 bắt đầu tăng đều đặn cho tới tận hiện nay.

Giá cổ phiếu KOS thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu KOS thấp nhất là 12.840 đồng/cổ phiếu vào ngày 05/09/2018 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu KOS cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu KOS cao nhất là 34.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 08/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu KOS không?

Tình hình kinh doanh của KOS

Năm 2020, tổng doanh thu công ty đạt 1.354,54 tỷ đồng, vượt 12,88% so với kế hoạch đề ra, trong đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.308,63 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính đạt 43,45 tỷ và thu nhập khác 2,47 tỷ.

Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Để giữ vững mức tăng trưởng và đảm bảo kế hoạch Doanh thu đề ra, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp, chương trình kích cầu sản phẩm (như giảm giá thành phẩm cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đi kèm, …) đồng thời tích cực xử lý những tồn đọng trong năm đã dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 21,91 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ hoàn thành 73% so với kế hoạch đề ra và tăng 9,2% so với năm 2019.

Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của KOS lần lượt ở mức 1.106 tỷ đồng và 22,1 tỷ đồng, giảm 15% và tăng gần 1% so với năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu KOS?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu KOS tại ngày 07/03/2022 là 34.200 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.420.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của KOS

Theo chiến lược dài hạn, Công ty sẽ vẫn duy trì những dự án bất động sản thuộc phân khúc trung bình khá song song với việc triển khai những dự án quy mô lớn hơn, thuộc phân khúc cao cấp, để thực hiện được mục tiêu trên Công ty tập trung vào các mục tiêu sau:

Về quản trị

Xây dựng Công ty hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân sự; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường sự liên kết về tàu chính, công nghệ và thị trường;

Về thị trường

Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của Công ty nhằm thu hút và gia tăng lượng khách hàng;

Về dịch vụ

Quản lý chặt chẽ các chi phí, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm phát triển ổn định, vững chắc;

Về đầu tư

Sử dụng nguồn vốn với mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị vốn hóa đầu tư ban đầu nhưng vẫn bảo toàn nguồn vốn của Cổ đông.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Mỹ: Phải nghỉ học vì mang thai và hành trình sở hữu 21 tỷ USD

Nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Mỹ: Phải nghỉ học vì mang thai và hành trình sở hữu 21 tỷ USD

(VNF) - Bà Diane Hendricks, 77 tuổi, là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ với khối tài sản gần 21 tỷ USD. Được mệnh danh là "nữ doanh nhân thành công nhất lịch sử nước Mỹ", bà Diane đã được Forbes vinh danh tới 8 lần trong những danh sách tỷ phú tự thân, tính cả năm 2024.

Ngân hàng tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo

Ngân hàng tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo

(VNF) - Nhiều ngân hàng thương mại đã có biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo và khuyến cáo khách hàng không thực hiện các giao dịch tiền ảo.

Loạt xe ô tô Trung Quốc chuẩn bị ra mắt thị trường Việt Nam

Loạt xe ô tô Trung Quốc chuẩn bị ra mắt thị trường Việt Nam

(VNF) - Dù sức mua thị trường ô tô trong nước vẫn đang có dấu hiệu khá trầm lắng nhưng nhiều thương hiệu xe Trung Quốc vẫn lên kế hoạch ra mắt các mẫu xe mới.

Trung tâm tích hợp dữ liệu: Nền tảng cho 'chính quyền số và đô thị thông minh'

Trung tâm tích hợp dữ liệu: Nền tảng cho 'chính quyền số và đô thị thông minh'

(VNF) - Theo ông Phạm Hồng Quảng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam, việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu sẽ đảm bảo năng lực triển khai chính quyền số và đô thị thông minh tại tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, việc này đóng vai trò nền tảng, kết nối các hệ thống thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Quảng Nam.

Giải ngân đầu tư công tại TP.HCM: Mục tiêu 4.000 tỷ/tuần, thực hiện 300 tỷ/tuần

Giải ngân đầu tư công tại TP.HCM: Mục tiêu 4.000 tỷ/tuần, thực hiện 300 tỷ/tuần

(VNF) - Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 của TP. HCM cho thấy, mục tiêu đến hết quý I/2024 giải ngân đầu tư công đạt từ 10-12% và đến hết quý II thì đạt 30% nhưng đến nay kết quả rất thấp.

Tasco năm 2024: Dự thu gần 1 tỷ USD từ bán ô tô

Tasco năm 2024: Dự thu gần 1 tỷ USD từ bán ô tô

(VNF) - Theo dự kiến của Tasco (HUT), năm 2024, mảng kinh doanh ô tô đem về khoảng 23.000 tỷ, doanh thu bảo hiểm 300 tỷ, VETC hơn 500 tỷ, mảng BOT 650 tỷ.

Nghệ An: Tìm nhà đầu tư bỏ 342 tỷ xây khu dân cư rộng 4,2 ha

Nghệ An: Tìm nhà đầu tư bỏ 342 tỷ xây khu dân cư rộng 4,2 ha

(VNF) - Sau khi được lựa chọn, nhà đầu tư sẽ xây dựng toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đã được phê duyệt và các khu biệt thư, nhà ở xã hội trên khu đất với tổng diện tích khoảng 4,2ha.

Điểm lại khối tài sản khổng lồ của Tập đoàn Đạt Phương tại Quảng Nam

Điểm lại khối tài sản khổng lồ của Tập đoàn Đạt Phương tại Quảng Nam

(VNF) - Tại Quảng Nam, Công ty cổ phần Đạt Phương khá nổi tiếng khi sở hữu một loạt dự án bất động sản và dự án thuỷ điện. Các dự án bất động sản của Đạt Phương sở hữu có tổng diện tích khoảng 67,5ha.

EU sắp ra phán quyết xe điện, Trung Quốc gửi thư ‘cảnh báo’

EU sắp ra phán quyết xe điện, Trung Quốc gửi thư ‘cảnh báo’

(VNF) - Trung Quốc đã gửi thư cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) rằng họ sẽ nhắm tới các lĩnh vực hàng không và nông nghiệp của khối này trừ khi EU chấm dứt việc thúc đẩy một cuộc chiến thương mại tiềm tàng.

Bất chấp rủi ro, DN bảo hiểm tăng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Bất chấp rủi ro, DN bảo hiểm tăng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục dò đáy, các doanh nghiệp bảo hiểm dần chuyển hướng đầu tư nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy trong vài năm trở lại đây là các doanh nghiệp bảo hiểm đang tăng cường đầu tư vào kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

San gạt núi đồi làm bãi tập kết than khổng lồ sát biên giới Việt - Lào

San gạt núi đồi làm bãi tập kết than khổng lồ sát biên giới Việt - Lào

(VNF) - Gần đây, Công ty TNHH Nam Tiến đang huy động máy móc, nhân lực san gạt một khu vực rộng lớn giữa vùng núi rừng. Khu đất thuộc địa phận xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (cách cửa khẩu La Lay khoảng 4,4km) làm bãi tập kết than đá từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu La Lay.