Tài chính cá nhân

Lịch sử giá cổ phiếu NAF và những thông tin cần biết

Nhìn chung, giá cổ phiếu NAF đã biến động khá trồi sụt kể từ khi lên sàn. Sau khi đạt đỉnh, từ cuối tháng 8/2021 đến nay, giá cổ phiếu NAF có xu hướng giảm.

Lịch sử giá cổ phiếu NAF và những thông tin cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu NAF và những thông tin cần biết

Cổ phiếu NAF là của công ty nào?

Cổ phiếu NAF của Công ty Cổ phần Nafoods Group được giao dịch trên sàn HoSE.

Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Nafoods Group

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Nafoods Group

Tên tiếng Anh: Nafood Group Joint Stock

Địa chỉ: Số 47 Nguyễn Cảnh Hoan, phường Quán Bàu, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Vốn điều lệ; 599.267.850.000 đồng

Số điện thoại: 02383 853 322

Số fax: 02383 853 322

Ngày thành lập: 26/08/1995

Website: www.nafoods.com

Mã cổ phiếu: NAF

Ngành nghề kinh doanh: Nafoods Group hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm nước ép trái cây, sản phẩm rau củ quả đông lạnh, trái cây tươi, các sản phẩm giá trị gia tăng và sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1995: Công ty cổ phần Nafoods Group tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Vinh. Công ty TNHH Thành Vinh được thành lập vào ngày 26/08/1995 với vốn điều lệ ban đầu là 150.000.000 đồng, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, dịch vụ kinh doanh nước giải khát có ga và chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm.

Năm 2000: Nghiên cứu dự án xây dựng các nhà máy chuyên sản xuất chế biến và xuất khẩu các sản phẩm rau quả.

Năm 2003: Nhà máy chính thức đi vào hoạt đông sau một năm xây dựng tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Năm 2009: Nafoods Group mạnh mẽ thay đổi và tìm kiếm các cơ hội để lội ngược dòng vượt qua các giai đoạn khó khăn. Đây cũng là năm Công ty tìm kiếm và phát triển sản phẩm mới: Chanh leo.

Năm 2010: Công ty chuyển đổi sang mô hình hoạt động Công ty cổ phần, đổi tên thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Choa Việt.

Năm 2013: Nafoods Group đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm IQF, đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây cũng là năm song song giải quyết bài toán khủng hoảng chung toàn cầu bằng những chiến lược phát triển rõ ràng,

Năm 2014: Viện giống chanh leo Công nghệ cao do Công ty đầu tư chính thức đi vào hoạt động, cung ứng giống cho vùng nguyên liệu Công ty sở hữu và các vùng liên kết, trọn vẹn chuỗi giá trị khép kin.

Năm 2015: Niêm yết thành công và giao dịch chính thức cổ phiếu NAF trên sàn HoSE. Đây là năm ra quân mở rộng thị trường, không chỉ thị trưởng xuất khẩu truyến thống mà còn phát triển thị trường nội địa với sản phẩm tiêu dùng Juice Smile mang thương hiệu Nafoods.

Năm 2016: Hoàn thành dự án Viện giống Nafoods, khởi công xây dựng Tổ hợp sản xuất và chế biến rau quả xuất khẩu tại Long An.

Năm 2017: Công suất viện giống đạt 6 triệu cây giống/năm. Xuất khẩu thành công những lô hàng Chanh leo quả tươi sang Châu Âu, đánh dấu bước ngoặt cho dòng sản phẩm quả tươi.

Năm 2018: Khánh thành giai đoạn 1 "Tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu” với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng gồm 2 hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại của Châu Âu là dây chuyền nước ép cô đặc và IQF.

Năm 2019:  Kêu gọi thành Công 8 triệu USD vốn đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi từ IFC - thành viên của Ngân hàng Thế giới và gần 500,000 USD vốn đầu tư vào cổ phiếu phổ thông của Endurance Capital Vietnam Limited. 

Năm 2020: Nhận đầu tư 5 triệu USD từ Quỹ Finland (Phần Lan) để đầu tư vào hệ thống dây chuyên sản xuất các sản phẩm nông nghiệp giá trị gia tăng tại nhà máy đặt ở tỉnh Long An.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu NAF nhất?

Khối lượng cổ phiếu NAF đang được niêm yết trên sàn HoSE là 50.564.152 cổ phiếu.

Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu NAF nhất hiện tại là ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị - với 23.527.223 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 46,53%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu NAF thứ hai là International Finance Corporation (World Bank) với tỷ lệ sở hữu 24,44% và tiếp theo là Endurance Capital Vietnam I Ltd với tỷ lệ sở hữu 5,9%.

Lịch sử giá cổ phiếu NAF qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu NAF

Lịch sử giá cổ phiếu NAF. Nguồn đồ thị: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu NAF. Nguồn đồ thị: TVSI

Nhìn chung, giá cổ phiếu NAF đã chứng kiến khá nhiều sóng tăng-giảm khác nhau. Giá cổ phiếu NAF đi xuống trong giai đoạn từ tháng 12/2016 sau đó chạm đáy vào tháng 8/2018 trước khi tăng trở lại và tiếp tục trải qua nhiều biến động. Từ cuối tháng 8/2021 đến nay, giá cổ phiếu NAF nhìn chung đang có xu hướng giảm.

Giá cổ phiếu NAF cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu NAF cao nhất là 34.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 16/08/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu NAF thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu NAF thấp nhất là 7.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 14/08/2018 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu NAF hay không?

Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Nafoods Group

Năm 2020, kết quả kinh doanh của Công ty cơ bản hoàn thành kế hoạch Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 giao phó với doanh thu đạt 1.216 tỷ đồng– cao nhất kể từ khi thành lập, tăng 13,68% so với năm trước và đạt 90% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 61,31 tỷ đồng, tăng 27,96% so với năm trước và đạt 93% kế hoạch đề ra.

Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của NAF đạt lần lượt 1.614 tỷ đồng và 77,6 tỷ đồng, đều cải thiện so với năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu NAF?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu NAF tại ngày 26/04/2022 là 19.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.900.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của NAF

Về mảng kinh doanh, NAF định hướng tập trung vào 5 nhóm quả chủ lực và hạt dinh dưỡng; Phát triển cân bằng danh mục giá trị gia tăng/tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp; Phát triển đa kênh bán, cân bằng giữa kênh đại diện thương mại, sales trực tiếp và hệ thống đại lí trực tuyến.

Đối với mảng sản xuất, NAF sẽ phát triển hệ thống 20 nhà máy đạt chuẩn chất lượng, áp dụng mô hình 2 nhà máy chính và 18 nhà máy vệ tinh. Đồng nhất hệ thống quản lí chất lượng toàn hệ thống.

Về ứng dụng công nghệ trong sản xuất, NAF dự tính ưng dụng ERP cho toàn chuỗi cung ứng, ứng dụng CRM quản lý quan hệ khách hàng, ứng dụng Nastore quản lí hệ thống đại lí và khách hàng cá nhân cùng với đó là ứng dụng NaFarm quản lí vùng trồng và truy xuất nguồn gốc.

Trong những năm tới, NAF sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các cây giống chất lượng cao, ác sản phẩm giá trị gia tăng/hàng tiêu dùng (thức uống dinh dưỡng) cũng như hoàn thiện chuỗi giá trị cung ứng chanh leo và thanh long.

Từ khoá: iMoney,
Tin mới lên