'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo Liên hợp buổi sáng, Evergrande - nhà phát triển bất động sản nợ nhiều nhất toàn cầu có trụ sở chính đặt tại Thâm Quyến (Trung Quốc) - đang bước vào ngõ cụt. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn nhắc lại rằng chưa đến lúc giải cứu, “cần tiếp tục quan sát ảnh hưởng”.
Ngày 13/9, khoảng 100 nhà đầu tư đã bao vây trụ sở của Evergrande với nhiều người bị kích động đã hô lớn khẩu hiệu “Evergrande trả tiền”. Họ lo lắng tập đoàn này sẽ phá sản vào cuối năm và nguồn vốn đầu tư của họ sẽ “tan thành mây khói”. Trong số những người phản đối có cả nhân viên của công ty quản lý tài sản trực thuộc Evergrande.
Vấn đề nợ của Evergrande đã sớm không còn là tin tức thời sự, ngòi nổ dẫn đến cuộc khủng hoảng lần này là 934 triệu nhân dân tệ (NDT), tương đương 145 triệu USD, sản phẩm quản lý tài sản (WMP - các sản phẩm đầu tư tài chính với lợi suất cao) mà các công ty đầu tư trực thuộc Evergrande không thể thanh toán đúng hạn kể từ ngày 8/9. Ngoài ra còn có thông tin tiết lộ tổng WMP mà Evergrande chưa thanh toán lên đến khoảng 40 tỷ NDT.
Quy mô “quả bom nợ” mà Evergrande đang gánh chịu là bao nhiêu? Tính đến ngày 30/6, con số này là 1.970 tỷ NDT, tương đương với GDP năm 2020 của Nam Phi, hoặc gần bằng 2% GDP của Trung Quốc. Hiện nay, Evergrande còn có hàng trăm dự án nhà ở chưa hoàn thành. Đằng sau tập đoàn này là sự phẫn nộ của vô số các nhà cung ứng lớn, vừa và nhỏ, cũng như những người đã sử dụng tài sản tích cóp cả đời để mua những căn nhà mà bây giờ vẫn nằm trên giấy.
Theo thông tin của Bloomberg, Bộ Nhà ở và Xây dựng Trung Quốc đã thông báo với các ngân hàng lớn, Evergrande không thể thanh toán lãi suất tín dụng đến hạn vào ngày 20/9.
Dư luận lo ngại cuộc khủng hoảng của Evergrande có thể sẽ bùng phát thành cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn phiên bản Trung Quốc, một con “tê giác xám” có thể sẽ xuất hiện. Nếu Evergrande bán tháo tài sản để trả nợ thì sẽ phá hủy giá cả trên thị trường bất động sản, và có thể trở thành quân cờ domino đầu tiên "lật đổ" các doanh nghiệp bất động sản chồng chất nợ nần tương tự khác, từ đó kéo theo một loạt rủi ro tài chính, xã hội và thậm chí là chính trị.
Trên thực tế, kể từ khi các cơ quan giám sát của chính phủ đưa ra “ba lằn ranh đỏ” vào cuối năm ngoái, các doanh nghiệp bất động sản đều trải qua những ngày tháng khó khăn, rất khó để tiếp tục vay nợ. Bên cạnh đó, những biện pháp kiềm chế giá nhà của chính phủ cũng đẩy các doanh nghiệp bất động sản vào thế khó. Theo số liệu mới nhất được công bố vào ngày 15/9, doanh số bán nhà trong tháng Tám giảm đáng kể 19,7%, bước ngoặt giá nhà xuất hiện. Số liệu khác cho thấy, trong nửa đầu năm 2021, tỷ lệ nợ xấu liên quan đến bất động sản của hầu hết các ngân hàng tăng mạnh, một số nhà khai thác quy mô tương đối nhỏ đã xuất hiện nguy cơ vỡ nợ nghiêm trọng.
Theo lẽ thường, Chính phủ Trung Quốc luôn nhấn mạnh đến sự ổn định, sẽ không để cho Evergrande phá sản. Chính phủ sẽ tìm mọi cách để tránh các dấu hiệu biến động lớn về tài chính và bất ổn về xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều tổ chức và chuyên gia phân tích cho rằng, Evergrande chính là “điển hình của đòn bẩy quá mức” cần phải kiểm soát, nên các cơ quan quản lý chức năng sẽ không giải cứu một cách đơn giản.
Nhìn lại lịch sử phát triển của Evergrande, ngay từ khi ngành bất động sản nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính trị của Trung Quốc, ngành này sử dụng mô hình “ba cao một thấp” (nợ cao, đòn bẩy cao, doanh thu cao, chi phí thấp) rất rủi ro, kết quả là cầm cố thế chấp để phát triển nhanh chóng. Đến năm 2016, giới lãnh đạo nhấn mạnh “nhà ở không được đầu cơ”, chính sách thay đổi, Evergrande không “hạ cánh mềm” thành công, vẫn tiếp tục tìm cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và bành trướng mạnh mẽ, và hệ lụy là quả đắng hiện nay.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý không quá lo lắng đối với những rủi ro có thể gây nên từ vấn đề của Evergrande. Tại cuộc họp báo của Cục thống kê ngày 15/9, khi trả lời câu hỏi về nguy cơ vỡ nợ của Evergrande, người phát ngôn của Cục thống kê nói rằng, “một số công ty bất động sản lớn đã gặp một vài khó khăn trong quá trình hoạt động và ảnh hưởng đối với sự phát triển của toàn ngành cần được quan sát”. Từ đầu năm đến nay, cùng với việc cơ quan quản lý chức năng các địa phương kiên trì nguyên tắc “nhà ở không được đầu cơ”, vận hành tổng thể của thị trường bất động sản vẫn duy trì xu hướng ổn định.
Điều này cho thấy các cơ quan quản lý chức năng khá yên tâm đối với tình hình vận hành tổng thể của thị trường bất động sản hiện nay, vẫn chưa sẵn sàng giải cứu. Theo thông tin của Bloomberg, Chính phủ Trung Quốc sẽ tổ chức một nhóm công tác chung ở Evergrande để tìm hiểu tình trạng tài chính của tập đoàn này, và điều này giống như việc chuẩn bị để cho Evergrande phá sản có trật tự.
Mặc dù Evergrande rơi vào bẫy nợ, nhưng dự trữ đất đai và tài sản hữu hình mà tập đoàn này nắm giữ có giá trị hơn 2.000 tỷ NDT, nên chưa đến mức mất khả năng thanh toán. Nhìn chung, các cơ quan quản lý biết rõ có thể để cho Evergrande phá sản một cách không quá ồn ào, không gây nên sự biến động tài chính và xã hội nghiêm trọng.
Tiếp đó, xu hướng trong những năm gần đây cho thấy, so với tốc độ phát triển kinh tế, hiện nay giới lãnh đạo Trung Quốc chú trọng hơn đến chất lượng phát triển, tính bền vững và xóa bỏ đòn bẩy, rủi ro, do đó không ngần ngại áp dụng thêm nhiều biện pháp thắt chặt. Trong vài thập niên qua, các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã vay mượn rất nhiều tiền để "bành trướng", và các cơ quan quản lý chức năng từ lâu đã muốn loại bỏ sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bất động sản, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững và công bằng hơn.
Trước những mục tiêu lớn này, việc để cho một số doanh nhân giàu có chịu đựng chút ít “cay đắng”, bao gồm xảy ra một số biến động có thể kiểm soát về tài chính, không phải là trọng điểm quan tâm của các cơ quan quản lý. Vấn đề này có thể được nhìn thấy từ những nỗ lực mạnh mẽ của chính phủ trong việc chấn chỉnh hoạt động của các công ty công nghệ, ngành dạy thêm từ đầu năm đến nay.
Có lẽ sớm hay muộn, chính phủ cũng sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng của Evergrande, nhưng hiện nay vẫn đang “quan sát”. Hơn nữa, ngay cả khi giải cứu Evergrande thì cũng không đồng nghĩa với việc giải cứu người sáng lập Evergrande Hứa Gia Ấn. Tái cấu trúc nợ của Evergrande là vấn đề khó tránh khỏi, có lẽ người mua nhà vẫn có thể nhận được nhà, nhưng các chủ nợ chắc chắn sẽ chịu thiệt hại, và điều này sẽ trở thành một lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đầu cơ bất động sản khác của Trung Quốc.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.