Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong tuyên bố chung ngày 28/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch EU Ursula von der Leyen cho biết hai bên đang làm việc cùng nhau để hướng tới việc đảm bảo cung cấp khí đốt tự nhiên một cách liên tục, đầy đủ và kịp thời cho EU từ các nguồn khác nhau trên toàn cầu, nhằm tránh cú sốc về nguồn cung xảy ra, trong đó có tác động từ tình hình giữa Nga và Ukraine.
Chính phủ Mỹ đã có các cuộc trao đổi với một số quốc gia và công ty sản xuất khí đốt lớn trên toàn thế giới, nhằm xem xét "dòng chảy toàn cầu" của nguồn nhiên liệu khí đốt nhằm chuyển hướng cung cấp sang châu Âu nếu xảy ra tình trạng gián đoạn.
Hiện tình trạng căng thẳng tại biên giới Nga-Ukraine đang leo thang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các quan chức cấp cao chính phủ Anh cho rằng Điện Kremlin có thể sẽ “vũ khí hóa” nguồn năng lượng tự nhiên bằng cách hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Trong bối cảnh giá khí đốt vẫn tăng cao, nguồn dữ trự khí đốt ở mức thấp nhất trong năm và mùa đông sẽ còn kéo dài nhiều tuần nữa, châu Âu có thể phải tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt thay thế.
Khoảng 1/3 lượng khí đốt mà EU đang sử dụng là do Nga cung cấp. Theo Eurostat, bên cạnh Nga, EU còn nhập khẩu khí đốt từ Na Uy (20,5%), Algeria (11.6%), Mỹ (6,3%) và Qatar (4,3%), cùng một số quốc gia khác có tổng khoảng 10%.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt tiềm tàng của Mỹ lên Nga nếu xung đột xảy ra có thể gây xáo trộn nguồn cung đó.
Na Uy đã không thể đáp ứng nhu cầu khí đốt của EU trong suốt năm 2021 do các mỏ ở Biển Bắc đang được bảo trì sau sự chậm trễ do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, các nhà cung cấp khác có thị phần quá nhỏ trong thị trường khí đốt châu Âu.
Mỹ được cho là đã đàm phán với Qatar về khả năng tăng các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Mới đây, chính phủ Australia vừa xác nhận đang chuẩn bị để hỗ trợ cho một sứ mệnh toàn cầu, do Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi, nhằm ngăn chặn sự gián đoạn có thể xảy ra đối với nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu.
Một số nguồn tin trong ngành nhiên liệu cho biết nhiều khả năng trong thời gian tới, sẽ có các chuyến hàng chở LNG từ Australia, với đích đến là châu Á, sẽ được chuyển hướng sang châu Âu.
Tuy nhiên do khoảng cách địa lý giữa Ausralia và châu Âu tương đối xa sẽ làm giảm khả năng vận chuyển LNG trực tiếp đến châu Âu.
Xem thêm >> Nord Stream 2 hoàn tất thành lập công ty con ở Đức, vẫn chưa được thông dòng
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.