Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Các quốc gia phương Tây đã có động thái trừng phạt Nga bằng một loạt các biện pháp, bao gồm đóng cửa không phận đối với máy bay Nga, loại một số ngân hàng Nga khỏi mạng lưới tài chính toàn cầu SWIFT và hạn chế khả năng sử dụng 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga.
Ngay cả Thụy Sĩ, quốc gia trung lập, cũng cho biết họ đang áp dụng các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu và đóng băng tài sản của một số cá nhân và công ty Nga.
Các biện pháp trừng phạt ngày càng tăng về cả số lượng và cấp độ đã khiến nền kinh tế Nga “quay cuồng” vào ngày 28/2. Đồng ruble giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong khi ngân hàng trung ương phải tăng gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20%, đồng thời giữ các thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh đóng cửa.
Trước “cơn bão” trừng phạt, các công ty nước ngoài hoạt động tại Nga bắt đầu tìm cách thoái lui khỏi thị trường này để tránh các rủi ro kinh tế và đảm bảo lợi ích.
Ngày 28/2, công ty dầu khí Anh Shell (SHEL.L) cho biết họ sẽ rút khỏi tất cả các hoạt động của mình tại Nga, bao gồm cả nhà máy LNG hàng đầu Sakhalin 2 mà họ nắm giữ 27,5% cổ phần, và 50% do tập đoàn khí đốt Nga Gazprom sở hữu và điều hành.
Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden, trong tuyên bố về việc rút khỏi Nga, đã gọi cuộc tấn công của Nga là một "hành động xâm lược quân sự vô nghĩa". Ông nói thêm rằng công ty của ông đã nói chuyện với các chính phủ về việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho châu Âu.
Trước đó, BP - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nga đã thông báo từ bỏ gần 20% cổ phần của mình trong tập đoàn năng lượng Nga Rosneft (ROSN.MM) với chi phí lên tới 25 tỷ USD, cắt giảm một nửa dự trữ dầu khí của công ty Anh.
Ngoài ra, Equinor (EQNR.OL), công ty năng lượng do nhà nước Na Uy sở hữu đa số, cho biết họ sẽ bắt đầu thoái vốn trong các liên doanh ở Nga.
Động thái này khiến các công ty phương Tây khác chú ý đến các dự án dầu khí của Nga, chẳng hạn như ExxonMobil (XOM.N) và TotalEnergies (TTEF.PA).
Không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, mà nhiều công ty trong lĩnh vực tài chính cũng bắt đầu “rục rịch” tìm cách rời Nga, do phần lớn nền kinh tế Nga sẽ là “vùng cấm” đối với các ngân hàng và công ty tài chính phương Tây sau quyết định loại bỏ một số ngân hàng của Nga khỏi SWIFT.
Ngân hàng Anh HSBC (HSBA.L) cho biết họ đang bắt đầu cắt đứt quan hệ với một loạt ngân hàng Nga, bao gồm cả ngân hàng lớn thứ hai đất nước là VTB - một trong những ngân hàng thuộc nhóm bị trừng phạt, theo Reuters.
Một số công ty phương Tây đã tạm ngừng hoạt động, trong khi những công ty khác đang thận trọng quan sát tình hình và chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống thay đổi.
Trên trang web, Nasdaq Inc (NDAQ.O) và NYSE của Intercontinental Exchange (ICE.N) cho thấy các sàn này đã tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Nga được niêm yết trên sàn giao dịch.
Các nhà đầu tư cũng đang rút khỏi các công ty Nga. Quỹ tài sản có chủ quyền của Na Uy, lớn nhất thế giới, sẽ thoái tài sản ở Nga, trị giá khoảng 2,8 tỷ USD, trong khi quỹ tài sản có chủ quyền của Australia cho biết họ có kế hoạch giảm bớt tiếp xúc với các công ty niêm yết của Nga.
Các nhà sản xuất ô tô và xe tải toàn cầu, bao gồm nhà sản xuất ô tô General Motors Co (GM.N) của Mỹ và Daimler Truck (DTGGe.DE) của Đức, đã thực hiện một số hành động vào ngày 28/2. Volkswagen tạm ngừng giao xe cho các đại lý ở Nga còn nhà sản xuất ô tô Thụy Điển Volvo và GM cho biết họ sẽ tạm ngừng xuất khẩu sang Nga.
Người phát ngôn của Volkswagen cho biết: “Việc giao hàng sẽ được tiếp tục ngay sau khi ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt do Liên minh châu Âu và Mỹ áp đặt lên Nga được làm rõ”.
Công ty vận tải container có trụ sở tại Singapore Ocean Network Express đã đình chỉ việc đặt hàng đến và đi từ Nga trong khi Maersk (MAERSKb.CO) cho biết họ đang xem xét làm điều tương tự.
Một số công ty đang tiếp xúc với Nga đã cũng chứng kiến cổ phiếu giảm trong ngày “thứ Hai đen tối” 28/2 vừa qua. Cổ phiếu của Nokian Tires (TYRES.HE) – công ty mới tuyên bố chuyển một số hoạt động sản xuất từ Phần Lan sang Nga – đã phải hạ bớt triển vọng cho năm 2022 sau khi cổ phiếu sụt giảm.
Về lĩnh vực hàng không, Nga đang cấm các hãng hàng không của 36 quốc gia ra khỏi không phận của mình, bao gồm cả các quốc gia châu Âu và Canada, những quốc gia trước đó đã đóng cửa không phận của họ đối với máy bay Nga. Các quan chức Mỹ cho biết Washington cũng đang xem xét một động thái tương tự.
Các công ty cho thuê máy bay bao gồm AerCap Holdings (AER.N) - công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới với khoảng 5% đội bay được các hãng hàng không Nga thuê, và BOC Aviation (2588.HK), đều cho biết họ sẽ chấm dứt hợp đồng thuê hàng trăm máy bay với các hãng hàng không Nga vì các biện pháp trừng phạt. Hiện chưa rõ cơ chế thu hồi các máy bay từ Nga.
United Parcel Service Inc (UPS.N) và FedEx Corp (FDX.N) có trụ sở tại Mỹ cũng cho biết họ đang tạm dừng giao hàng đến Nga và Ukraine.
Không nằm ngoài xu hướng, các công ty công nghệ lớn cũng đang được đưa ra những tín hiệu đóng cửa các dịch vụ tại Nga, sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để phản đối chiến tranh cũng như hưởng ứng các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Microsoft (MSFT.O) cho biết họ sẽ xóa các ứng dụng di động của hãng truyền thông nhà nước RT của Nga khỏi cửa hàng Windows App, đồng thời cấm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông do nhà nước Nga bảo trợ.
Tương tự, Google (GOOGL.O) đã cấm RT và các kênh khác của Nga nhận tiền để quảng cáo trên các trang web, ứng dụng và video YouTube.
Xem thêm >> Nga bị trừng phạt ảnh hưởng gì tới các dự án tại Việt Nam?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.