Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Chúng tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ lệnh trừng phạt nào có thể gây ra nguy cơ đối với nguồn cung cấp năng lượng cho Hungary", ông Szijjarto phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với những người đồng cấp thuộc các nước thành viên EU ở Brussels.
Theo ông Szijjarto, việc trừng phạt các công ty năng lượng Nga chưa chắc đã giúp EU đạt được mục đích mà còn “phản tác dụng”, gây tổn hại tới lợi ích năng lượng của Hungary và cả EU.
Bình luận được Ngoại trưởng Hungary đưa ra sau thông tin EU sẽ họp để xem xét lệnh cấm vận toàn diện đối với năng lượng Nga.
Trước đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban hồi đầu tháng 3 cũng cho rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng và dầu khí sẽ là gánh nặng lớn đối với Hungary. Ông Orban khẳng định nền kinh tế của nước này không thể hoạt động nếu không có dầu và khí đốt.
Theo Thủ tướng Hungary, 90% các gia đình Hungary cần khí đốt và nước này mua phần lớn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Nga. Vì vậy, ông sẽ không cho phép các gia đình Hungary phải trả giá cho cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Chính quyền Mỹ thời gian gần đây liên tục gây sức ép buộc các nước châu Âu hành động theo Mỹ và Anh trong việc cấm vận dầu mỏ và khí đốt từ Nga.
Điều này khiến EU đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất về mặt kinh tế là có nên nhắm mục tiêu vào dầu của Nga hay không.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng châu Âu sẽ khó có thể lập tức hành động giống Mỹ bởi nguồn cung dầu của Nga chỉ chiếm khoảng 8% tổng sản lượng dầu nhập khẩu của Mỹ.
Trước đó, sau một thời gian đắn đo, Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu tháng 3 đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm năng lượng khác từ Nga để trừng phạt Điện Kremlin vì tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ông Biden cho biết dù ông đã tiên đoán được quyết định này sẽ đẩy giá năng lượng của Mỹ tăng cao nhưng lưỡng đảng ủng hộ động thái này.
Ở động thái tương tự, Chính phủ Anh cũng thông báo nước này sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay.
Theo Bộ trưởng Kinh doanh và Năng lượng Anh Kwasi Kwarteng, sở dĩ Anh chưa lập tức áp dụng lệnh cấm vì thị trường, các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng nước này cần có đủ thời gian để thay thế việc nhập khẩu dầu mỏ của Nga, vốn chiếm 8 % nhu cầu của Anh.
Xem thêm >> Rơi máy bay Boeing 737 chở 132 người, Trung Quốc kích hoạt cơ chế khẩn cấp
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.