Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Với tần suất phục vụ hơn 450 chuyến bay mỗi ngày, tương đương 100.000 lượt khách/ngày, sân bay Tân Sơn Nhất đang là "mỏ vàng" của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách như taxi và xe hợp đồng.
Mới đây, sân bay Tân Sơn Nhất đã phân lại làn ôtô đón, trả khách áp dụng từ ngày 14/11 tại nhà ga quốc nội. Trong đó, làn A (khu vực sát nhà ga quốc nội) chỉ dành cho phương tiện trả khách, ôtô không được đón khách tại làn này.
Hai làn B và C dành cho phương tiện đón khách (trừ taxi, xe kinh doanh vận tải). Làn D nằm trong nhà xe TCP dành cho xe taxi, xe kinh doanh vận tải đón trả khách. Trong khi đó, riêng xe công nghệ (Grab, Be…) phải đón khách ở tầng 3-5 của nhà xe và chịu phí ra vào nhà xe theo quy định.
Nhà xe ga quốc nội TCP tại sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công xây dựng từ tháng 10/2015 và chính thức đi vào hoạt động toàn phần từ tháng 10/2016. Nhà xe này do Công ty CP Đầu tư TCP là chủ đầu tư và quản lý vận hành.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh, Công ty TCP có vốn điều lệ 110 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – chủ sở hữu sân bay Tân Sơn Nhất góp 19,8 tỷ đồng, tương đương sở hữu 18% vốn doanh nghiệp.
Đi vào hoạt động từ cuối năm 2016 nhưng đến năm 2017, hoạt động của nhà xe này báo lỗ gần 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng với việc vận hành toàn hệ thống và những thay đổi chính sách về phí dịch vụ trông giữ, ra vào nhà xe, hoạt động kinh doanh của nhà xe TCP ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất cải thiện đáng kể trong những năm tiếp theo.
Năm 2018, nhà xe này lần đầu có lãi với khoản lợi nhuận gần 4,8 tỷ đồng. Đặc biệt, khi thay đổi giá dịch vụ xe ra vào từ đầu năm 2019, lợi nhuận của nhà xe TCP tăng tới 508% trong năm này, đạt trên 24 tỷ đồng.
Theo thông báo của doanh nghiệp này, từ 1/1/2019, công ty đã nâng giá dịch vụ trông giữ ôtô, cũng như phí ra vào nhà xe với tất cả phương tiện vận tải 2 bánh và 4 bánh.
Trong đó, phí giữ ôtô từ 4 đến 8 chỗ ngồi trong 90 phút đầu tiên (tính cả lượt xe ra vào) tại nhà xe này là 25.000 đồng/lượt; từ 90 phút đến hết 24 giờ sau sẽ bị tính phí 10.000 đồng/giờ; trường hợp xe đỗ trên 24 giờ, chi phí là 75.000 đồng/12 giờ.
Trong quy định điều chỉnh phân làn đón, trả khách mới của sân bay Tân Sơn Nhất, các tài xế xe công nghệ cho rằng họ là nhóm bị ảnh hưởng mạnh nhất khi phải chịu thêm khoản phí 25.000 đồng/lượt khi đưa xe vào nhà xe TCP để đón khách thay vì mức phí 10.000 đồng vào cổng sân bay như trước đây.
Thậm chí, mức phí này còn tăng lũy tiến theo số giờ đậu xe thực tế và tài xế phải thuyết phục hành khách chịu phí.
Bên cạnh đó, quy định không cho xe công nghệ đón khách ở làn D dưới tầng trệt mà phải đón ở bãi đậu xe trên tầng cao còn gây nhiều phiền toái cho cả tài xế và hành khách.
Theo nhiều tài xế xe công nghệ, việc phân làn nói trên khiến nhiều hành khách không biết cách di chuyển từ tầng trệt lên tầng cao của nhà xe TCP trong sân bay Tân Sơn Nhất nên hủy chuyến. Ngoài ra, thang máy của nhà xe TCP có diện tích nhỏ, trong khi lượng hành khách di chuyển lớn gây ra tình trạng ùn tắc, việc di chuyển bằng cầu thang bộ cũng rất bất tiện khi phải mang vác hành lý 4 tầng cao.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.