Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nhận định trong báo cáo phân tích mới đây về Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: Hòa Phát), Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay mảng thép cán nóng (HRC) giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện tại của Hòa Phát khi công ty đang hưởng lợi từ xu hướng tăng giá HRC và nhu cầu mạnh mẽ của các nhà xuất khẩu tôn mạ.
"Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ khả quan trong quý II và quý III do công ty vẫn đang giữ giá bán cao. Báo giá của Hòa Phát cho HRC giao trong tháng 7 là hơn 1.000 USD/tấn, cho phép công ty đạt mức biên lợi nhuận gộp khoảng 38% trong quý III, tương tự mức biên gộp trong quý II", VDSC cho hay.
Công ty chứng khoán này cũng cho rằng Hòa Phát sẽ không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hết sản lượng sản xuất mặc dù giá bán của công ty có xu hướng cao hơn so với một số nhà máy Trung Quốc. Điều này là do nhu cầu mạnh mẽ về HRC từ các nhà xuất khẩu tôn mạ nội địa.
Được biết, các công ty tôn đang nhận được lượng đơn đặt hàng lớn từ thị trường EU và Bắc Mỹ, vốn đã cấm HRC của Trung Quốc. Để đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ của thép nền, các nhà sản xuất tôn mạ trong nước chủ yếu sử dụng HRC từ Hòa Phát, Formosa hoặc Ấn Độ. Hiện tại, nguồn cung HRC của Ấn Độ suy yếu do đại dịch, khiến giá xuất khẩu tăng cao. Do đó, các nhà sản xuất tôn mạ nội địa thiếu nguồn nhập khẩu giá rẻ để đáp ứng nhu cầu từ thị trường xuất khẩu, cho phép Hòa Phát duy trì mức sản lượng và giá bán cao.
VDSC kỳ vọng Hòa Phát sẽ tiêu thụ được khoảng 690.000 tấn HRC (bao gồm cả tiêu thụ nội bộ và bán ra bên ngoài) trong quý III, tăng khoảng 4% so với quý II.
Có phần trái ngược với triển vọng thuận lợi ở mảng HRC, VDSC dự báo biên lợi nhuận gộp của mảng thép xây dựng của Hòa Phát có thể giảm trong quý III do nhu cầu yếu và chi phí sản xuất tăng.
Tại Hòa Phát, sản lượng thép xây dựng bán ra trong tháng 5 giảm xuống còn 320.000 tấn sau khi tăng mạnh trong tháng 3 và tháng 4. Trong đó, tỷ trọng sản lượng xuất khẩu tăng từ mức 17% trong 4 tháng đầu năm lên 21,6% trong tháng 5.
Theo VDSC, bên cạnh lượng hàng tồn kho tích trữ lớn của các nhà bán lẻ, giá bán tăng và nhu cầu nội địa tương đối yếu là những nguyên nhân chính khiến Hòa Phát không thể duy trì sản lượng bán hàng cao như tháng 3 và tháng 4.
Cùng với đó, Hòa Phát có thể giảm giá bán thép xây dựng trong những tháng tới nhằm duy trì mức sản lượng bán hàng, dẫn đến biên gộp nhiều khả năng giảm trong nửa cuối năm. Do mùa mưa sắp đến, nhu cầu thép từ các hoạt động xây dựng quý III nhiều khả năng yếu hơn so với quý II.
"Nhằm thúc đẩy sản lượng bán hàng, công ty đã bắt đầu giảm giá bán, với mức giảm từ 500-800 đồng/kg kể từ đầu tháng 6. Hiện tại, giá thành của các nhà sản xuất dùng lò điện vẫn cao hơn so với Hòa Phát, công ty có thể giành thêm thị phần nhờ giảm giá bán. Chúng tôi kỳ vọng chính sách giá này sẽ có hiệu quả, cho phép Hòa Phát duy trì sản lượng bán ra ở mức 1,04 triệu tấn trong quý III, tương tự quý II. Tuy nhiên, do giá quặng sắt đang trong xu hướng tăng, chúng tôi lo ngại biên lợi nhuận gộp của mảng này có thể giảm đáng kể trong quý III", chuyên gia của VDSC cho biết.
Công ty chứng khoán này dự báo lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát trong quý II sẽ đạt khoảng 10.200 tỷ đồng và giảm về mức 8.900 tỷ đồng vào quý III.
Cả năm 2021, VDSC cho rằng lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát có thể đạt mức 34.000 tỷ đồng, gấp 2,5 lần mức thực hiện năm 2020.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.