'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 đầy đủ, hé lộ nhiều thông tin đáng chú ý, trong đó có nguồn gốc của khoản thu nhập "khủng" 4.000 tỷ đồng của tổng công ty này trong năm qua.
Trước đó, như VietnamFinance đã đưa tin, Vinalines đạt lợi nhuận trước thuế lên đến 2.148 tỷ đồng trong năm 2016, gấp 2,2 lần năm 2015. Tuy nhiên, mức lợi nhuận cao bất ngờ trên của Vinalines không phải đến từ sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh chính, mà là do tổng công ty này đột ngột ghi nhận khoản thu nhập khác lên đến 4.043 tỷ đồng trong năm qua.
Theo thuyết minh số 28 báo cáo tài chính mới nhất, khoản Thu nhập khác 4.043 tỷ trên của Vinalines chủ yếu đến từ hoàn nhập dự phòng và hoạt động bán nợ.
Cụ thể, năm 2016, Vinalines đã ghi nhận 2.709 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn, đồng thời ghi nhận 341 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.
Theo Công ty Kiểm toán KPMG, sở dĩ Vinalines tiến hành hoàn nhập dự phòng là do tổng công ty áp dụng hướng dẫn về xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp tại Thông tư số 127/2014/TT-BTC. Theo đó, tổng công ty không trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính tại ngày xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 31/12/2016 và các khoản dự phòng đã trích lập trước đó sau khi sử dụng để bù đắp tổn thất theo quy định hiện hành được hoàn nhập vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng trong năm.
Cũng theo KPMG, nếu Vinalines trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính theo đúng quy định của Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam, tại ngày và cho năm kết thúc ngày 31/12/2016, dự phòng đầu tư tài chính dài hạn và lỗ lũy kế sẽ tăng 3.544 tỷ đồng, chi phí tài chính sẽ tăng 834 tỷ đồng, thu nhập khác sẽ giảm 2.709 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm 3.544 tỷ đồng.
Ngoài khoản thu nhập "khủng" từ hoàn nhập dự phòng, tổng công ty này còn ghi nhận 942 tỷ đồng thu nhập từ bán nợ. Thu nhập từ bán nợ thể hiện phần chênh lệch giữa số tiền Vinalines nhận nợ với Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam và giá trị khoản nợ gốc và lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng đã quyết toán trong năm.
Một thông tin khá đáng chú ý khác trong báo cáo tài chính đầy đủ của Vinalines là việc Công ty Kiểm toán KPMG nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của "quả đấm thép" một thời này.
Cụ thể, theo KPMG, báo cáo tài chính riêng của Vinalines được lập trên cơ sở hoạt động liên tục mặc dù tại ngày 31/12/2016, nợ ngắn hạn của tổng công ty này vượt quá tài sản ngắn hạn là 645 tỷ đồng (1/1/2016 là 1.391 tỷ đồng). Hơn nữa, trong số nợ ngắn hạn là khoản vay và nợ ngắn hạn các tổ chức tín dụng có giá trị 2.303 tỷ đồng tại ngày 31/12/2016 (1/1/2016: 2.453 tỷ đồng) cần phải hoàn trả trong vòng 12 tháng tới, trong đó có các khoản vay và trái phiếu đã quá hạn nhưng Vinalines chưa hoàn trả được là 615 tỷ đồng tại ngày 31/12/2016 (1/1/2016: 1.091 tỷ đồng).
KPMG nhận định, giá trị của giả định hoạt động liên tục sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính riêng của Vinalines cơ bản tùy thuộc vào việc tổng công ty này thực hiện thành công việc tái cơ cấu toàn diện, bao gồm việc tái cơ cấu toàn diện các khoản vay đã quá hạn và các khoản vay đến hạn trả, và tổng công ty tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Vẫn theo KMPG, việc Vinalines đạt được thỏa thuận với bên cho vay về việc tái cơ cấu các khoản vay đã quá hạn và các khoản vay đã đến hạn trả và khả năng tổng công ty này tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ là những sự kiện dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai mà về bản chất là không chắc chắn.
KMPG đánh giá, những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Vinalines.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.