Trung Quốc có 'cứ điểm' sản xuất mới tại châu Âu
(VNF) - Nhân công giá rẻ, trợ cấp doanh nghiệp hậu hĩnh và chính sách thân thiện với Trung Quốc là những yếu tố giúp Hungary trở thành điểm nóng đầu tư của Trung Quốc tại châu Âu.
Mặc dù có nhiều ý kiến dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để tiến đến vị trí số 1 thế giới trong tương lai gần, nhưng khi tính đến yếu tố cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động và năng suất lao động thì cũng xuất hiện quan điểm cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ mãi mãi đứng ở vị trí thứ hai.
Theo công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics có trụ sở tại London, nhiều khả năng nền kinh tế Trung Quốc sẽ chưa thể vượt qua Mỹ vào năm 2050 và tiếp tục duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Báo cáo đánh giá của công ty này đã đảo ngược những quan điểm chung cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sớm vượt qua nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ.
Capital Economics chỉ ra rằng kinh tế Trung Quốc sẽ không tăng trưởng ổn định giống như Mỹ và một trong những lý do là lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ giảm hơn 0,5% mỗi năm cho đến năm 2030.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, lực lượng lao động Mỹ được hỗ trợ bởi tỷ lệ sinh cao và nguồn lao động nhập cư, và có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong 30 năm tới.
Báo cáo có đoạn: “Do năng suất lao động tăng chậm và suy giảm dân số trong độ tuổi lao động, khả năng cao kinh tế Trung Quốc không thể vượt qua Mỹ”.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra nhận định rằng, mối quan hệ sức mạnh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng năng suất, xu hướng lạm phát và tỷ giá hối đoái. Nếu Trung Quốc không vượt qua Mỹ vào giữa những năm 2030 thì "nước này sẽ mãi mãi ở lại phía sau".
Thậm chí, báo cáo cũng cho rằng, ngay cả khi Trung Quốc vượt qua Mỹ, nước này có thể phải vật lộn để duy trì vị thế của mình. Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất của người lao động tại Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh hơn Mỹ sau năm 2030 và khoảng cách thu nhập giữa hai nước sẽ tiếp tục thu hẹp.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của Capital Economics, đồng thời cũng là tác giả báo cáo này Mark Williams, yếu tố đang làm làm giảm tăng trưởng của Trung Quốc đó chính là việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang triển khai chính sách hạn chế các nỗ lực mở cửa nền kinh tế.
Chuyên gia Mark Williams chia sẻ rằng: "Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai và việc vượt qua Mỹ chỉ là vấn đề thời gian. Theo tôi, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong thập kỷ qua và có khả năng tiếp tục chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng năng suất đang giảm. Đến năm 2030, kinh tế Trung Quốc có thể tiếp cận Mỹ song không thể thể vượt qua”.
Chuyên gia Williams cũng cho rằng "những cơn gió ngược" sẽ tiếp tục cản trở nền kinh tế Trung Quốc. Ngay cả khi Trung Quốc đang ở đỉnh cao phát triển thì xu hướng sụt giảm cơ cấu dân số độ tuổi lao động sẽ đẩy lùi tăng trưởng kinh tế của nước này.
Năm 2020, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách GDP với Mỹ khi quy mô nền kinh tế đạt 14.700 tỷ USD, tăng thêm 2,3%. Theo kênh truyền hình CNBC, khoảng cách GDP giữa Mỹ và Trung Quốc đã được thu hẹp đáng kể từ mức 7.100 tỷ USD năm 2019 xuống mức 6.200 tỷ USD năm 2020.
Theo báo cáo ước tính sơ bộ của Cục Phân tích Kinh tế (BEA) thuộc Bộ Thương mại Mỹ công bố vào tháng 1/2021, GDP của Mỹ đã giảm 2,3% trong năm 2020, xuống mức 20.930 tỷ USD.
Một phân tích khác được công bố vào tháng trước cho biết, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ lớn hơn so với ảnh hưởng đối với Trung Quốc. Do đó, GDP của Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ sớm hơn dự kiến. Tập đoàn Nomura cũng cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2028.
Tuy nhiên, Alicia Garcia Herero, kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Natixis - một ngân hàng đầu tư của Pháp, lại đồng ý quan điểm cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục đi sau Mỹ. Giải thích về nhận định này, chuyên gia Garcia Herero cho rằng tăng trưởng GDP thực tế trung bình của Trung Quốc chỉ có thể duy trì ở mức 2,5% sau năm 2035.
Điều này có nghĩa Trung Quốc có khả năng sẽ chấm dứt nỗ lực theo đuổi Mỹ và tìm kiếm con đường giá trị khác. Bà Garcia Herero cũng nhấn mạnh thêm, suy giảm lực lượng lao động là một nguyên nhân, tuy nhiên, một yếu tố quan trọng khác cũng cần phải đề cập đến là tác động từ năng suất lao động sụt giảm.
(VNF) - Nhân công giá rẻ, trợ cấp doanh nghiệp hậu hĩnh và chính sách thân thiện với Trung Quốc là những yếu tố giúp Hungary trở thành điểm nóng đầu tư của Trung Quốc tại châu Âu.
(VNF) - Ngày 11/6, công ty mẹ Qantas của Australia thông báo sẽ ngừng hoạt động Jetstar Asia – hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng tại châu Á do chi phí hoạt động tăng cao và cạnh tranh khốc liệt trong khu vực.
(VNF) - Tập đoàn B.Grimm Power của tỷ phú Thái Lan Harald Link đang hợp tác với công ty Digital Edge của Singapore để xây dựng một trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) trị giá 1 tỷ USD tại Thái Lan.
(VNF) - Các nhà sản xuất hóa dầu của Mỹ đang trở thành tâm điểm mới trong căng thẳng thương mại toàn cầu. Việc Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ Mỹ, đặc biệt là propane và ethane, dường như đang làm suy yếu lợi thế của nước này trong việc kiểm soát xuất khẩu kim loại đất hiếm.
(VNF) - Sau hai ngày đàm phán căng thẳng tại London, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận khung thương mại nhằm khôi phục lại thỏa thuận đình chiến và tháo gỡ các bất đồng liên quan đến hạn chế xuất khẩu đất hiếm và nam châm, những vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao.
(VNF) - Theo phân tích mới công bố của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu đang trên đà trải qua thập kỷ tăng trưởng yếu nhất kể từ những năm 1960, trong đó cuộc chiến thuế quan đang diễn ra được xem là một trong những nguyên nhân chính gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
(VNF) - 10 tháng kể từ ngày nhậm chức, CEO Kelly Ortberg đã củng cố lại tình hình tài chính của Boeing, cải thiện quan hệ với người lao động và ổn định sản lượng dòng máy bay 737 Max. Dù con đường phía trước còn nhiều thách thức, những chuyển biến bước đầu này đang thắp lên hy vọng về một chu kỳ phục hồi bền vững cho "gã khổng lồ" hàng không Mỹ.
(VNF) - Trong khuôn khổ London Tech Week 2025, sự hiện diện của CEO Nvidia Jensen Huang không chỉ đơn thuần là một dấu ấn truyền thông. Đằng sau bài phát biểu được ví như “bài giảng AI quốc dân” tại khán phòng Olympia là một thông điệp chiến lược: Nvidia đang đầu tư nghiêm túc vào nước Anh, coi đây là một điểm tựa quan trọng trong chiến lược mở rộng sức mạnh công nghệ toàn cầu.
(VNF) - Khi dòng tiền quảng cáo ồ ạt chảy về YouTube, TikTok và các nền tảng nội dung do cá nhân tạo ra, báo chí truyền thống đang đứng trước áp lực phải thích nghi hoặc bị bỏ lại phía sau. Cuộc cạnh tranh giờ đây không chỉ là về doanh thu, mà còn là cuộc đua giành lại niềm tin và sự chú ý của độc giả trong kỷ nguyên số.
(VNF) - Cổ phiếu Apple đã đột ngột giảm chỉ vài phút sau khi bắt đầu khai mạc Hội nghị Các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) vào ngày 9/6. Nguyên nhân đến từ trợ lý ảo Siri.
(VNF) - Trong nửa đầu năm 2025, OpenAI, công ty đứng sau sự thành công của ChatGPT, đã chứng kiến bước nhảy vọt về doanh thu, khi tốc độ tăng trưởng hàng năm chạm mốc 10 tỷ USD, gần gấp đôi so với mức 5,5 tỷ USD ghi nhận vào cuối năm 2024. Thành tích này không chỉ cho thấy đà bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu mà còn khẳng định vị thế dẫn đầu của OpenAI trong cuộc đua AI.
(VNF) - Phá giá triệt để, dư cung kéo dài và niềm tin thị trường lao dốc đang đẩy ngành xe điện Trung Quốc đến bờ vực khủng hoảng. Khi hàng loạt doanh nghiệp nhỏ lần lượt rút lui, nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trong toàn ngành ngày càng trở nên rõ nét.
(VNF) - Mâu thuẫn giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Elon Musk bất ngờ mang tới cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng cho Boeing, trong bối cảnh tập đoàn này làm ăn sa sút kéo dài.
(VNF) - Các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc ngày đàm phán đầu tiên tại London, Anh nhằm tháo gỡ căng thẳng thương mại. Dù mô tả cuộc gặp là tích cực, Tổng thống Donald Trump vẫn cảnh báo Trung Quốc “không phải đối tác dễ dàng”, phản ánh sự thận trọng của Washington trong bối cảnh bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa hạ nhiệt.
(VNF) - Dù đã từng thiết lập mức đỉnh 112.000 USD, việc Bitcoin nhanh chóng quay đầu giảm xuống dưới 105.000 USD đang khiến giới đầu tư giảm kỳ vọng về khả năng chạm ngưỡng 150.000 USD trong năm nay. Các tín hiệu phân tích kỹ thuật, đặc biệt từ chỉ báo RSI cho thấy thị trường có thể đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn điều chỉnh mạnh.
(VNF) - Dù là một trong những người giàu nhất hành tinh, tỷ phú Jeff Bezos vẫn không thể đưa siêu du thuyền trị giá 500 triệu USD của mình cập cảng Monaco. Con tàu mang tên Koru của ông chủ Amazon bị từ chối cập bến vì kích thước quá khổ, buộc ông và vợ sắp cưới phải đi thuyền nhỏ vào bờ để xem chặng đua F1 danh giá.
(VNF) - Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong tuần này tại London (Anh) dự kiến sẽ tập trung giải quyết một loạt tranh chấp mới đang làm gia tăng căng thẳng song phương, đe dọa phá vỡ thỏa thuận đình chiến mong manh về thuế quan.
(VNF) - Dù sở hữu đế chế nội dung và danh mục tài sản lên tới tỷ USD, Jimmy Donaldson – người nổi tiếng toàn cầu với tên gọi MrBeast – vẫn lựa chọn sống trong một căn hộ studio nhỏ tại quê nhà Greenville, Bắc Carolina, Mỹ.
(VNF) - Sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm khổng lồ, thứ được ví như “hỏa lực” chiến lược của thời đại công nghệ, Trung Quốc đang từng bước chuyển từ thế phòng thủ sang chủ động tấn công trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
(VNF) - Trước làn sóng bắt cóc nhắm vào các nhà đầu tư và nhà quản lý trong lĩnh vực tiền điện tử, “Gia đình Bitcoin”, nổi tiếng với quyết định bán toàn bộ tài sản để đầu tư vào Bitcoin năm 2017, đã tiết lộ hệ thống bảo mật mới được thiết kế để bảo vệ khối tài sản số trị giá hàng triệu USD của họ.
(VNF) - Trong bối cảnh nhiều đồng tiền mất giá so với USD, đồng rúp Nga lại đang nổi lên như một hiện tượng trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng Bank of America, đồng rúp là đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới trong năm 2025, với mức tăng hơn 40% tính đến thời điểm tháng 6. Diễn biến này đánh dấu sự đảo chiều ấn tượng sau 2 năm mất giá liên tục.
(VNF) - Bất chấp động thái xuống thang từ tỷ phú Elon Musk, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn giữ lập trường cứng rắn, cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” nếu ông Musk hậu thuẫn các ứng cử viên Dân chủ đối đầu với phe Cộng hòa.
(VNF) - King Edward VII School (KES), ngôi trường trung học nam sinh tại Nam Phi, từ lâu đã được mệnh danh là “trường đào tạo tỷ phú”. Không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật ảnh hưởng toàn cầu, từ tỷ phú tài chính đến các huyền thoại thể thao, KES còn là biểu tượng giáo dục hiếm hoi hội tụ giá trị lịch sử, chất lượng đào tạo toàn diện và xu hướng đầu tư giáo dục đầy tiềm năng tại châu Phi.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc một đề xuất cho phép công dân nước ngoài trả một khoản phí ưu tiên trị giá 1.000 USD để đẩy nhanh lịch hẹn phỏng vấn visa Mỹ theo diện du lịch và công tác ngắn hạn.
(VNF) - Khởi nghiệp vào đúng thời điểm suy thoái kinh tế, 2 lần phải thế chấp nhà để duy trì công ty, giờ đây ReliaQuest của ông Brian Murphy được định giá 3,4 tỷ USD và đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
(VNF) - Nhân công giá rẻ, trợ cấp doanh nghiệp hậu hĩnh và chính sách thân thiện với Trung Quốc là những yếu tố giúp Hungary trở thành điểm nóng đầu tư của Trung Quốc tại châu Âu.
(VNF) - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Đà Nẵng đã liên tục phát hành thông báo mời các đơn vị có năng lực tham gia tư vấn xác định giá đất đối với nhiều dự án lớn trên địa bàn thành phố.