Malaysia ‘dọa’ hủy loạt dự án tỷ USD, Trung Quốc nói ‘cần thương lượng’

Thanh Tú - 16/08/2018 09:11 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố chính quyền của ông muốn hủy hàng loạt dự án kinh phí hàng tỷ USD với Trung Quốc để giảm gánh nặng nợ công, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng hai nước cần ‘thương lượng hữu nghị’.

VNF
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố chính quyền của ông muốn hủy hàng loạt dự án kinh phí hàng tỷ USD với Trung Quốc.

“Malaysia cần thông qua thương lượng để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các dự án hạ tầng trị giá nhiều tỷ USD của Trung Quốc tại Malaysia”, AP dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ này cho rằng, các dự án của nước này tại Malaysia mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Bất cứ vấn đề nào phát sinh trong hợp tác cũng cần được giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị.

Trước đó, trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 13/8 ngay trước chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad thể hiện sự không đồng tình với hai dự án của nhà thầu Trung Quốc gồm dự án đường ống khí đốt và dự án đường sắt dọc vùng duyên hải phía đông của Malaysia. Đây là hai dự án được thông qua từ thời chính quyền của cựu Thủ tướng Najib Razak.

"Chúng tôi không thực sự cần hai dự án này. Chúng tôi không cho rằng đây là một dự án khả thi. Vì vậy, nếu có thể, chúng tôi muốn hủy bỏ các dự án này", ông Mahathir nói.

Người dân Malaysia xem mô hình dự án ECRL.

Hồi tháng 7, theo chỉ đạo của ông Mahathir, Bộ Tài chính Malaysia đã kêu gọi ngừng hai dự có sự tham gia của các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.

Ông Mahathir còn tuyên bố rằng nếu không thể hủy bỏ các dự án này, thì Malaysia ít nhất sẽ tiếp tục ngừng các dự án đó đến khi nào thực sự cần thì mới triển khai.

Các dự án này gồm Dự án Kết nối Đường sắt Bờ biển phía Đông (East Coast Rail Link - ECRL) trị giá 20 tỷ USD và dự án đường ống trị giá 2,3 tỷ USD.

Được khởi công tháng 8/2017, dự án ECRL được xem là một trong những dự án chính trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, nhằm thiết lập “Con đường Tơ lụa” hiện đại, kết nối hành lang trên bộ tại Đông Nam Á, Pakistan và Trung Á.

Khi hoàn thành, tuyến đường sắt này dài 688 km sẽ xuất phát từ khu vực gần biên giới với Thái Lan, xuôi theo bờ biển đến cảng Kuantan, nằm đối diện với Biển Đông.

Đối với Trung Quốc, đây là một cách để mở rộng quyền lực mềm của nước này tại Malaysia, nước cũng có tranh chấp ở Biển Đông và có vai trò quan trọng trong lợi ích chiến lược và địa chính trị của Bắc Kinh. Dự án được rót vốn vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, cũng là một doanh nghiệp nhà nước khác.

Chính phủ tiền nhiệm của cựu Thủ tướng Najib Razak từng nói dự án này sẽ tạo ra thêm 80.000 việc làm và thúc đẩy phát triển công nghiệp. Theo ông Razak, phía Trung Quốc có thể giận dữ và sẽ có những động thái đáp trả giống như đã từng làm với Hàn Quốc, và điều đó sẽ gây thiệt hại cho Malaysia.

Bộ Tài chính Malaysia đã kêu gọi ngừng hai dự có sự tham gia của các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.

Công ty xây dựng giao thông (CC) – nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt ERCL đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc đình chỉ dự án. Họ hối thúc chính quyền Mahathir “tôn trọng” hợp đồng mà chính quyền tiền nhiệm đã ký. Họ kêu ca việc ngừng giữa chừng như thế này sẽ làm phát sinh thêm chi phí và gây thiệt hại cho dự án.

Tuy nhiên, ông Mohamad cho rằng dự án có những điều khoản “gây tổn hại cho nền kinh tế Malaysia” và nước này có thể giảm được hơn 50 tỷ USD nợ công thông qua việc hủy bỏ hay ngừng những siêu dự án như thế này.

Theo thông tin mới nhất, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad sẽ công du Trung Quốc từ ngày 17-21/8, gặp gỡ cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Ban đầu ông định sang Trung Quốc vào tháng 7, nhưng cuối cùng quyết định lùi sang tháng 8 để có cơ hội được được gặp  Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Mahathir dự kiến sẽ tới cả Bắc Kinh và Hàng Châu, ghé thăm trụ sở của tập đoàn Trung Quốc Alibaba.

Xem thêm >> Ông Putin: ‘Kim ngạch thương mại Nga-Trung có thể đạt mức 100 tỷ USD trong năm nay’

Theo AP
Cùng chuyên mục
Bắt cựu lãnh đạo Samsung vì nghi đánh cắp công nghệ chip 3 tỷ USD cho Trung Quốc

Bắt cựu lãnh đạo Samsung vì nghi đánh cắp công nghệ chip 3 tỷ USD cho Trung Quốc

(VNF) - Cảnh sát Hàn Quốc mới đây đã bắt giữ một cựu lãnh đạo của Samsung Electronics vì nghi ngờ đánh cắp công nghệ trị giá hơn 4,3 nghìn tỷ won (3,3 USD) để xây dựng một nhà máy sản xuất chip nhái tại Trung Quốc.

Tập đoàn CS Wind xây nhà máy thiết bị điện gió lớn nhất thế giới ở Long An

Tập đoàn CS Wind xây nhà máy thiết bị điện gió lớn nhất thế giới ở Long An

(VNF) - Theo biên bản ghi nhớ, Đồng Tâm Group cho Tập đoàn CS Wind thuê lại đất để đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 200 triệu USD.

Bến du thuyền liên quan Vũ ‘nhôm’, 7 năm vẫn chưa thể định đoạt 'số phận'

Bến du thuyền liên quan Vũ ‘nhôm’, 7 năm vẫn chưa thể định đoạt 'số phận'

(VNF) - Công trình Nhà hàng và bến du thuyền phía Nam cảng sông Hàn được đánh giá có kiến trúc đẹp nhưng bỏ hoang nhiều năm nay do liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi lại Vũ “nhôm”).

Lũ sông Hồng tại Hà Nội lên báo động II, có thể đạt đỉnh vào trưa nay

Lũ sông Hồng tại Hà Nội lên báo động II, có thể đạt đỉnh vào trưa nay

(VNF) - Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đã chạm mức 10,54m, vượt báo động cấp II và có khả năng đạt đỉnh vào trưa 11/9.

Thanh Hoá: Khu dân cư gần 400 tỷ đồng về tay A&T Việt Nam

Thanh Hoá: Khu dân cư gần 400 tỷ đồng về tay A&T Việt Nam

(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư Hồ Thanh Niên, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa với tổng chi phí thực hiện dự kiến khoảng 397,3 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận là nhà đầu tư.

Cao ốc tan hoang vì bão Yagi: 'Áp đúng tiêu chuẩn, đảm bảo không vấn đề gì'

Cao ốc tan hoang vì bão Yagi: 'Áp đúng tiêu chuẩn, đảm bảo không vấn đề gì'

(VNF) - Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam cho rằng, bão số 3 chính là phép thử lớn cho chất lượng xây dựng, đồng thời đánh giá được tâm huyết của chủ đầu tư và trách nhiệm của nhà thầu.

Quảng Ninh cấp 180 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3

Quảng Ninh cấp 180 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3

(VNF) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Ngày 10/9, tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cấp 180 tỷ đồng - đợt 1 để các địa phương khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3.

Thủ tướng 'lệnh' chuẩn bị phương án xấu nhất với hồ Thác Bà

Thủ tướng 'lệnh' chuẩn bị phương án xấu nhất với hồ Thác Bà

(VNF) - Thủ tường yêu cầu các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái tìm mọi biện pháp có thể để kiểm soát nước lũ từ thượng lưu chảy về hồ Thác Bà; các tỉnh thành liên quan chuẩn bị phương án xấu nhất có thể xảy ra với hồ Thác Bà.

70% khách hàng Quảng Ninh vẫn mất điện, Giám đốc Điện lực Hạ Long bị đình chỉ

70% khách hàng Quảng Ninh vẫn mất điện, Giám đốc Điện lực Hạ Long bị đình chỉ

(VNF) - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Quảng Ninh còn 70% khách hàng vẫn bị mất điện. Giám đốc Điện lực Hạ Long bị tạm đình chỉ chức vụ do để mất điện nhiều ngày.

Hơn 3.200 trạm thu phát sóng di động chưa khôi phục được sau bão số 3

Hơn 3.200 trạm thu phát sóng di động chưa khôi phục được sau bão số 3

(VNF) - Theo báo cáo về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 của Bộ TT&TT, hiện vẫn còn 3275 trạm thu phát sóng di động chưa khôi phục được thông tin liên lạc, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang.