Masan đấu CJ: Đừng nghĩ CJ thua cuộc

Vũ Đào - 25/03/2016 08:51 (GMT+7)

(VNF) - "Kẻ thua cuộc" CJ trong thương vụ đấu giá chọn nhà đầu tư chiến lược của Vissan có thật sự thua cuộc?

Tin tức được giới đầu tư chú ý nhất trong suốt nhiều tuần qua có lẽ là việc Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) tiến hành chọn nhà đầu tư chiến lược. Cuộc đấu tay ba giữa Tập đoàn CJ của Hàn Quốc và  Công ty Cổ phần Việt Pháp Sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO (Proconco), Công ty Cổ phần Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (Anco) mà thực chất là Tập đoàn Masan trở nên gay cấn hơn bao giờ hết.

Vissan: Liệu gà có đẻ trứng vàng?

Ngày 20/11/1970, tại xã Bình Hòa - tỉnh Gia Định, lò giết mổ gia súc đầu tiên đã được xây dựng, đặt nền móng cho ngành công nghiệp giết mổ gia súc hiện đại tại Việt Nam và Đông Nam Á với tên gọi "Lò sát sinh Tân Tiến đô thành". Sau bốn năm xây dựng đến ngày 18/05/1974, dự án đã hoàn thành và được đưa vào hoạt động.

Sau ngày giải phóng, chính phủ Cách mạng tiếp quản  đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), là công ty con của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), với biểu tượng "3 bông mai vàng" đã trở nên quen thuộc và khẳng định vị trí trên thị trường thực phẩm trong và ngoài nước.

Với việc phủ kín các sản phẩm của mình tại các chợ truyền thống, các hệ thống siêu thị và ngay trong các chuỗi cửa hàng thực phẩm của mình, Vissan đang là một trong những doanh nghiệp lớn nhất cả nước hiện nay .

Vissan đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các trang trại chăn nuôi gia súc theo mô hình chuỗi thực phẩm sạch khép kín với phương châm "Từ trang trại đến bàn ăn"(Feed – Farm – Food).

Tuy vậy, trong bản cáo bạch của mình, Vissan chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế từ 2015 đến 2018 là khoảng 100 tỷ/năm, quá nhỏ so với năng lực vốn có.  Với số tiền bỏ ra để trúng thầu 14% cổ phần của Vissan xấp xỉ 1.400 tỷ đồng, không rõ đến bao giờ Masan mới thu lại được?

Masan thắng đấu giá: Đắt, rẻ hay hợp lý?

Sau phiên IPO đầy sôi động 11,3 triệu cổ phần Vissan ra công chúng ngày 7/3, với giá trúng thầu trung bình 80.053 đồng/cổ phiếu, giới đầu tư dồn hết sự chú ý vào phiên đấu giá chọn cổ đông chiến lược.

Cuộc đua căng thẳng từ những phút đầu tiên, khi ngay trước thềm đầu giá lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, Masan đã có động thái không khỏi khiến người ta nghi ngờ về việc  "gây áp lực" với CJ. Cụ thể, hai đối tác là Anco và Proconco đã đồng loạt gửi thư lên Hội đồng đấu giá muốn xin rút đơn đăng ký đấu giá và tiền cọc do hoài nghi về tính minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của Vissan. 

Cuối cùng thì phiên đấu giá vẫn diễn ra vào sáng 24/3 với 3 nhà thầu là CJ, Anco và Proconco. Kết quả, Anco là công ty chiến thắng nhưng với mức giá lên tới 126.000 đồng/cổ phần, cao hơn nhiều so với mức giá khởi điểm 80.100 đồng/cổ phần. Trong khi đó, mức giá mà CJ và Proconco đưa ra lần lượt là 120.000 đồng và 125.000 đồng /cổ phần.

Toàn bộ số tiền đấu giá này sẽ được chuyển về Quỹ phát triển doanh nghiệp, Vissan chỉ được giữ lại vốn điều lệ và những tài sản mà mình đang có. Nhà nước (cụ thể SATRA) vẫn nắm giữ 65% vốn và là cổ đông chi phối còn Anco, cổ đông chiến lược, là thành viên Hội đồng quản trị.

Câu hỏi đặt ra là Masan đã mua Vissan đắt hay rẻ hay hợp lý? Xét về giá tiền bỏ ra cho mỗi cổ phiếu là 126.000 đồng/cổ phần, xét về lợi nhuận sau thuế trong kế hoạch kinh doanh 100 tỷ/1 năm  cùng với số vốn là 809 tỷ thì hệ số giữa giá cổ phiếu trên lợi nhuận (P/E) khoảng 100 lần, là chỉ số quá cao cho cổ phiếu của một công ty.

Trong khi đó, để có tiếng nói hơn trong việc điều hành Vissan, Masan cần mua thêm cổ phiếu từ tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ trúng thầu trong phiên IPO trước đó để tăng quyền biểu quyết. Chưa thể đánh giá với giá này thì Masan đã mua lô cổ phần chiến lược này hợp lý hay không.

CJ không thua cuộc

Điều mà giới quan sát phiên đấu giá không khỏi băn khoăn là vì sao hai công ty con của Masan lại bỏ giá sát nhau đến thế (1.000 đồng ) và tại sao lại chọn mức giá này? Còn với mức giá 120.000 đồng/cổ phần, mặc dù CJ không trúng, nhưng họ cũng đã khiến cho Masan bỏ ra một lượng lớn tiền để trở thành cổ đông chiến lược với khoảng 1.400 tỷ đồng để sở hữu 14% vốn của Vissan.

Trước đó, trong phiên IPO ngày 7/3, một công ty con của Tập đoàn CJ – nhà đầu tư bỏ giá cao nhất 102.000 đồng/cổ phần để gom về 4.18% vốn Vissan tương ứng khoảng 3.9 triệu cổ phần trong đợt IPO này.

Đem nhân với mức giá mà Masan đã trúng thầu ngày 24/3, giá trị lô cổ phần mà CJ có đã có giá trị khoảng 491,4 tỷ, tăng gần 100 tỷ trong vòng nửa tháng. Đáng chú ý là cổ phiếu IPO được quyền giao dịch nên CJ có thể tiến hành cụ thể hóa ngay lợi nhuận của mình, rõ ràng đây là một thương vụ có lời của CJ.

Ngoài ra, CJ có thể hy vọng trong việc nắm bắt được tình hình hoạt động của một trong những đơn vị hàng đầu trong sản xuất các sản phẩm như Vissan nhờ 4.18% cổ phần của mình.

Còn Masan sẽ phải cân nhắc những lợi thế họ có được khi là cổ đông chiến lược của Vissan, có thể họ sẽ mua lại khoảng 10% cổ phần của các cá nhân trúng thầu trong đợt IPO cũng như mua lại của cán bộ nhân viên để tăng sở hữu giúp cho họ tăng tiếng nói  trong việc điều chỉnh chiến lược và điều hành Vissan hiệu quả nhằm sớm thu lại số tiền họ đã bỏ ra. Và trong cuộc đấu giá này, thắng thua hồi sau mới rõ được.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Doanh số Kia Sonet tháng 5 ‘thất thế’ trước Toyota Raize

Doanh số Kia Sonet tháng 5 ‘thất thế’ trước Toyota Raize

(VNF) - Trong tháng 5/2024, lượng xe bán ra thị trường của Toyota Raize cao hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Kia Sonet trong cuộc đua doanh số.

VN-Index tái cân bằng sau quãng sụt bất ngờ?

VN-Index tái cân bằng sau quãng sụt bất ngờ?

(VNF) - Việc quan sát phản ứng của chỉ số VN-Index nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung trong các phiên sau quãng sụt giảm là hết sức quan trọng.

Có tiền không mua được vàng: Ngân hàng báo 'hết lượt', DN kêu 'hết hàng'

Có tiền không mua được vàng: Ngân hàng báo 'hết lượt', DN kêu 'hết hàng'

(VNF) - Đến ngày 18/6, tất cả các ngân hàng bán vàng bình ổn đều đã chuyển sang hình thức bán trực tuyến. Mặc dù quy trình, thủ tục nhanh gọn nhưng nhiều người vẫn không thể mua được vàng.

Khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024

Khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) cùng Báo Tuổi Trẻ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An và đơn vị phối hợp - Công ty Cổ phần Đồng Tâm tổ chức Họp báo công bố khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024 mùa 3 với thông điệp “Vạch đích là nơi bắt đầu”.

Sóng nhiệt bao trùm, 'nền kinh tế chống nắng' nở rộ tại Trung Quốc

Sóng nhiệt bao trùm, 'nền kinh tế chống nắng' nở rộ tại Trung Quốc

(VNF) - Chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao và nắng nóng thiêu đốt, "nền kinh tế chống nắng" ngày càng được ưa chuộng ở Trung Quốc, với những sản phẩm chống nắng cần thiết như quần áo chống nắng đã trở thành những mặt hàng được săn đón.

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024?

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024?

(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024 đã chính thức phát hành. Với 200 trang nội dung, phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024 là ấn phẩm thông tin hữu ích cho các doanh nhân, nhà đầu tư, cộng đồng kinh doanh, các chuyên gia, nhà quản lý.

Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Mỹ đối mặt tình trạng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ

Mỹ đối mặt tình trạng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ

(VNF) - Theo một báo cáo mới, nước Mỹ đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ vào năm ngoái, với 125 loại thuốc hiệu quả được FDA giám sát bị thiếu hụt vào cuối năm 2023.

Nợ thuế quá hạn, hàng loạt chủ DN ở Hải Dương bị hoãn xuất cảnh

Nợ thuế quá hạn, hàng loạt chủ DN ở Hải Dương bị hoãn xuất cảnh

(VNF) - Danh sách 10 đại diện pháp luật doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương bị hoãn xuất cảnh do nợ thuế vừa được Cục Thuế tỉnh công khai.

Bộ tứ họ Viettel lên như ‘diều gặp gió’, động lực tới từ đâu?

Bộ tứ họ Viettel lên như ‘diều gặp gió’, động lực tới từ đâu?

(VNF) - Từ đầu năm đến nay, bất kể thị trường chứng khoán tăng hay giảm, cổ phiếu 'họ' Viettel vẫn 'miệt mài' leo đỉnh và thiết lập những kỷ lục mới.

Toàn cảnh Tổ hợp Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

Toàn cảnh Tổ hợp Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

(VNF) - Legacy Hill Hòa Bình là tổ hợp nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng, điều dưỡng và vui chơi giải trí nằm trên địa bàn ba xã Tân Vinh, Nhuận Trạch, Cư Yên, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.