Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Một nghiên cứu của MISA cho thấy nhu cầu vay vốn của cộng đồng các doanh nghiệp SMEs là rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn sau đại dịch Covid-19. Một trong những rào cản lớn nhất của SMEs khi tiếp cận với nguồn vốn là không có tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó, thông tin tài chính của doanh nghiệp SMEs thường không đầy đủ và không được cập nhật thường xuyên, đồng thời quy trình và thủ tục vay vốn phức tạp khiến doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận nguồn vốn. Nút thắt về nguồn vốn sẽ chỉ được tháo gỡ khi các doanh nghiệp SMEs tìm được một nơi để kết nối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Nền tảng kết nối vay vốn doanh nghiệp MISA Lending ra đời nhằm kết nối doanh nghiệp SMEs đang gặp khó khăn trong việc vay vốn với mạng lưới đối tác tài chính uy tín hàng đầu Việt Nam. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, MISA Lending tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn dưới sự đồng ý của khách hàng, từ đó ứng dụng thuật toán để tính toán, đề xuất các khoản vay phù hợp từ mạng lưới đối tác tài chính.
MISA Lending cũng thu thập và chuẩn hóa dữ liệu để tạo nên một profile hoàn chỉnh của doanh nghiệp SMEs bao gồm các báo cáo tài chính nâng cao, bảng cân đối kế toán… đáp ứng tiêu chuẩn của ngân hàng. Đặc biệt tất cả nguồn dữ liệu này được cung cấp thông qua APIs luôn đảm bảo an toàn và bảo mật.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Như Hiếu, Giám đốc sản phẩm MISA Lending cho biết “Là một sản phẩm độc đáo mới ra đời, MISA kỳ vọng MISA Lending sẽ là giải pháp chuyển đổi số góp phần gia tăng cơ hội vay vốn, phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp SME trong bối cảnh hiện nay”.
Quy trình vay vốn trên MISA Lending chỉ mất 2 phút thực hiện và được số hóa hoàn toàn. Doanh nghiệp nhận kết quả hồ sơ vay vốn chỉ trong 1 ngày và không yêu cầu phải có tài sản đảm bảo. MISA Lending được đánh giá đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng SMEs và các tổ chức ngân hàng, tài chính.
Do MISA có sẵn một lượng lớn khách hàng mà phần lớn là doanh nghiệp SMEs đang sử dụng các phần mềm trên hệ sinh thái có sẵn của MISA, các tổ chức tài chính và ngân hàng hoàn toàn có thể mở rộng cung cấp sản phẩm nhanh chóng tới tập khách hàng mới.
Nhờ lượng dữ liệu lớn, các tổ chức tài chính có thể đưa ra quyết định thẩm định nhanh hơn và chính xác hơn. Về phía doanh nghiệp, ngoài giải quyết được nút thắt quan trọng là vay vốn không cần tài sản đảm bảo, doanh nghiệp SMEs còn tiết kiệm được 70% thời gian và công sức so với mô hình vay truyền thống.
Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 800.000 doanh nghiệp trong đó 97% là doanh nghiệp SMEs, đóng góp khoảng 45% GDP Việt Nam. Tuy nhiên, 41% doanh nghiệp SMEs đang thực sự khó tiếp cận vốn vay.
Tại diễn đàn và phiên chủ đề, MISA cam kết phát triển các nền tảng số đi sâu vào nghiệp vụ từng lĩnh vực, ngành nghề, hướng tới công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.