Mobifone đang thực hiện cổ phần hóa như thế nào?

Xuân Hải - 30/12/2019 11:30 (GMT+7)

(VNF) – Đến đầu tháng 12/2019, Mobifone đã hoàn tất việc kiểm tra toàn bộ 26 cơ sở nhà đất của tổng công ty này, đang chờ cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt.

VNF
Mobifone đã hoàn tất việc kiểm tra toàn bộ 26 cơ sở nhà đất của tổng công ty này

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, hồi tháng 6/2019, Mobifone đã hoàn thiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, trình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đồng thời thực hiện kiểm tra thực trạng toàn bộ các lô đất. Đến đầu tháng 12/2019 Mobifone đã hoàn tất việc kiểm tra toàn bộ 26 cơ sở nhà đất.

Song song với công việc này, Mobifone đã phối hợp với Tổ giúp việc Ban chỉ đạo cổ phần hóa thực hiện các công việc chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa tổng công ty như: rà soát hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ; rà soát các hồ sơ pháp lý về đất đai; lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của Mobifone; tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030; tiến hành thủ tục thuê công ty luật để hỗ trợ, tư vấn Mobifone lập phương án lựa chọn thầu quốc tế tư vấn cổ phần hóa tuân thủ các qui định của pháp luật; làm việc với các đơn vị tư vấn, ngân hàng và các tổ chức tài chính để có cơ sở lập dự toán chi phí cổ phần hóa.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của Mobifone là triển khai phương án cơ cấu lại để điều chỉnh tổng thể mô hình các đơn vị thuộc tổng công ty nhằm mục tiêu tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả và phục vụ tốt công tác bán hàng.

Năm qua, Mobifone đã tiến hành cơ cấu lại 3 Ban, tổ chức lại 9 Công ty dịch vụ khu vực, 2 trung tâm thuộc khối kinh doanh và tạo sản phẩm.

Bên cạnh đó, tổng công ty cũng điều chỉnh chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các ban chức năng và các đơn vị trực thuộc trong khối kỹ thuật - công nghệ; ban hành mô hình các đơn vị an ninh mạng của tổng công ty.

Mobifone cũng trình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt chủ trương tổ chức lại các ban quản lý dự án của tổng công ty; triển khai hợp nhất cơ quan tham mưu của Đảng ủy với các đơn vị chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ tương đồng của tổng công ty theo Quy định số 69-QĐ/TW.

Về thoái vốn ngoài ngành, năm 2019, Mobifone đã tiếp tục triển khai công việc này. Ngày 10/5/2019, Mobifone đã hoàn thành thoái vốn hơn 7 triệu cổ phần bằng hình thức thoái vốn cổ phần đã niêm yết trên sàn HoSE, tổng số tiền thu về từ bán cổ phần là 153,3 tỷ đồng.

Mobifone đã làm ăn như thế nào trong năm 2019?

2019 là một năm “sóng gió” với Mobifone, tuy nhiên tổng công ty này vẫn cho thấy hiệu quả kinh doanh khá ấn tượng. Cụ thể, doanh thu hơp nhất ước đạt 35.321 tỷ đồng, bằng 96% năm 2018; doanh thu Công ty mẹ ước đạt 33.925 tỷ đồng, bằng 97% năm 2018.

Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của Mobifone ước đạt 6.078 tỷ đồng, hoàn thành 100,5% kế hoạch năm, tăng 3,5% so với năm 2018. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2019 ước đạt 23,9%, hoàn thành 100% kế hoạch năm.

Mobifone nộp ngân sách nhà nước năm 2019 ước đạt 5.526 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm.

Về phát triển thuê bao, năm 2019, toàn tổng công ty phát triển mới ước đạt 9 triệu thuê bao, hoàn thành 100% kế hoạch năm.

Đối với dịch vụ chuyển mạng giữ số (MNP), ước đến hết năm 2019, Mobifone có 225.000 thuê bao chuyển mạng đi, 233.000 thuê bao chuyển mạng đến, tỷ lệ số thuê bao đến/đi đạt 103,5%, tỷ lệ thuê bao chuyển mạng thành công ước đạt 77%.

Về kinh doanh phân phối – bán lẻ, với hệ thống cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, năm 2019, Mobifone đã duy trì và đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với các đối tác lớn như Samsung (A10s, A20s, A30s, A50s, A80, Galaxy S10, Note10…), Apple (các dòng iPhone 11), BKAV (Bphone 3, Bphone 3 Pro). Ngoài ra, hướng tới đối tượng khách hàng hộ gia đình, Mobifone cũng đã mở rộng kinh doanh thiết bị Internet băng rộng di động WTTx trên toàn quốc, doanh số đạt trên 2.000 bộ trong năm 2019. Tổng doanh thu phân phối bán lẻ đạt trên 4.000 tỷ đồng.

Về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, năm 2019, Mobifone triển khai cung cấp 51 sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng, gồm 29 dịch vụ cho khách hàng cá nhân, 2 dịch vụ cho hộ gia đình và 20 dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp.

Đáng chú ý, về công tác đầu tư, kỹ thuật, phát triển mạng, trong điều kiện có nhiều hạn chế về nguồn lực, nhiều vướng mắc khách quan trong triển khai cơ sở hạ tầng, nhưng năm 2019 Mobifone vẫn đạt được những kết quả tương đối khả quan: giá trị phê duyệt dự án đạt 8.740 tỷ đồng và giá trị giải ngân đạt 4.590 tỷ đồng (bằng 58% kế hoạch Ủy ban quản lý vốn nhà nước giao năm 2019: 7.899 tỷ đồng).

Năm 2020, Mobifone đặt mục tiêu lãi sau thuế 5.080 tỷ đồng

Về kế hoạch năm 2020, Mobifone dự kiến trình Ủy ban quản lý vốn nhà nước xem xét phê duyệt kế hoạch năm với doanh thu hợp nhất 34.077 tỷ đồng, tăng trưởng 2,1% so với năm 2019; doanh thu Công ty mẹ đạt 33.168 tỷ đồng, tăng trưởng 1,8% so với năm 2019;

Lợi nhuận sau thuế đạt 5.080 tỷ đồng, tăng trưởng 5,0% so với năm 2019; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu phấn đấu đạt 23,25%; nộp ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 5.378 tỷ đồng, tăng trưởng 3% so với năm 2019 cùng mặt bằng.

Về các kế hoạch cụ thể, năm 2020, Mobifone dự kiến triển khai hệ thống bán gói tự động tới cá biệt từng khách hàng qua ứng dụng My Mobifone, web portal dựa trên hệ thống OCS và CRM.

Bên cạnh đó, tổng công ty tập trung phát triển đối tượng khách hàng là hộ gia đình với mục tiêu phát triển 100.000 thuê bao băng rộng di động; khách hàng đang sử dụng thiết bị Featurephone với mục tiêu chuyển đổi sang Smartphone tối thiểu 500.000 thuê bao; phát triển 300.000 khách hàng là thuê bao chuyển mạng MNP và 1.000.000 khách hàng du lịch quốc tế inbound.

Với mảng phân phối, bán lẻ, Mobifone dự kiến tổ chức lại mô hình vận hành, theo đó triển khai mô hình bán lẻ chủ động trên nguyên tắc tập trung hoạt động điều hành và mua sắm, tinh gọn quy mô, quản trị trực tiếp và nâng cao chất lượng dịch vụ; tập trung vào các sản phẩm tạo ưu thế cạnh tranh vẫn là sản phẩm subsidy, tuy nhiên kết hợp với sử dụng phần mềm khóa máy để triển khai chương trình máy kèm gói cước miễn đặt cọc. Ngoài ra hoàn thiện các hình thức mua hàng trả góp với các đối tác tài chính, ngân hàng.

Về phát triển sản phẩm mới, năm 2020 Mobifone cũng dự kiến triển khai dịch vụ Mobile Money với vai trò là đại lý phân phối các dịch vụ tiêu dùng mệnh giá nhỏ sau khi được cấp phép cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, tổng công ty cũng tiếp tục đầu tư mở rộng vùng phủ sóng thử nghiệm 5G và hoàn thành triển khai mạng cáp quang trục Bắc Nam tuyến 2 cũng như mở rộng thêm mạng cáp quang metro tại 29 tỉnh/thành phố khác với tổng số 14.500 km…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

(VNF) - Bên cạnh phần lớn thời gian dành cho công việc, tỷ phú Elon Musk, Tim Cook, Mark Zuckerberg… đều có cách sử dụng quỹ thời gian trống riêng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.