Ngân hàng

Moody’s: Duy trì tăng trưởng tín dụng cao có thể gây rủi ro cho các ngân hàng Việt

(VNF) – Theo Moody’s, việc tiếp tục duy trì tăng trưởng tín dụng cao có thể gây ra rủi ro cho ngành ngân hàng khi vốn của các ngân hàng Việt không đủ làm đệm chống đỡ.

Moody’s: Duy trì tăng trưởng tín dụng cao có thể gây rủi ro cho các ngân hàng Việt

Moody's cho rằng Việt Nam không nên nới lỏng tiền tệ thêm

Theo Bộ phận Dịch vụ nhà đầu tư của Moody’s, Việt Nam cần thận trọng trong việc tiếp tục thực hiện c hính sách tiền tệ nới lỏng vì điều này có thể gây rủi ro cho nền kinh tế và ngành ngân hàng.

Anushka Shah, chuyên gia phân tích của Moody's tại Singapore cho biết: "Với chính sách tập trung nhằm hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể tiếp tục theo đuổi chính sách trung lập hoặc thiên về nới lỏng tiền tệ. Mặc dù vậy, rủi ro chính sách tiền tệ sẽ dễ xảy ra hơn, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Việc tiếp tục duy trì tăng trưởng tín dụng cao cũng có thể gây ra rủi ro cho ngành ngân hàng khi vốn của các ngân hàng không đủ làm đệm chống đỡ".

Theo kết quả một cuộc khảo sát của Bloomberg, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm 2018 sau khi giảm đột ngột vào năm ngoái, quan điểm điều hành này trái ngược với một số nước Đông Nam Á khác như Malaysia mới đưa ra chính sách thắt chặt vào cuối tuần trước. Chính phủ Việt Nam sẽ tìm cách duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất thế giới đồng thời vẫn chú ý đến rủi ro, bao gồm các khoản nợ xấu.

Tín dụng trong năm 2017 tăng trưởng 18,2% và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng 17% trong năm nay. Trong tháng 12/2017, World Bank cũng đưa ra cảnh rằng tình trạng quy mô tín dụng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam có thể gây ra việc rủi ro được chấp nhận quá mức và có thể làm chất lượng tài sản giảm sút.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ quản lý tăng trưởng tín dụng một cách linh hoạt, thận trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời vẫn hạn chế rủi ro đối với một số lĩnh vực kinh doanh.

Còn theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trong năm nay tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng 6,8% của năm 2017, cao hơn một chút so với mục tiêu 6,7% của Chính phủ.

Cảnh báo về tham nhũng

Theo Bloomberg, trong quá trình phát triển, tham nhũng vẫn là trở ngại đối với tăng trưởng của Việt Nam và ảnh hướng đến xếp hạng của Moody’s về sức mạnh thể chế quốc gia. Mặc dù vậy, Moody’s vẫn có đánh giá tích cực về triển vọng của Việt Nam.

Anushka Shah cho biết: "Cải cách chính phủ và kiểm soát tham nhũng sẽ góp phần duy trì khả năng cạnh tranh của Việt Nam như một nền kinh tế thị trường, ổn định dòng vốn đầu tư nước ngoài ngay cả trong tình huống phải chịu cú sốc chung của thế giới..

Các cải cách đang được thực hiện nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cải thiện tính cạnh tranh của Việt Nam được đánh giá là tích cực, bà Shah cho biết. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước sẽ diễn ra từ từ vì quy mô lớn của những công ty này, bà nói thêm.

Tin mới lên