Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/7 đã có tuyên bố chính thức về lập trường của Mỹ ở Biển Đông. Tuyên bố được đưa ra ngay sau dịp kỷ niệm 4 năm ngày Toà trọng tài thường trực quốc tế (PCA) ra phán quyết về Biển Đông .
Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe nêu rõ: “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt của Trung Quốc nhằm kiểm soát chúng. Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng họ".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, một trong những tuyến giao thương hàng hải bận rộn và quan trọng bậc nhất trên thế giới. Yêu sách phi lý của Trung Quốc đã bị phán quyết hồi năm 2016 của PCA bác bỏ.
Đề cập đến phán quyết này, ông Pompeo khẳng định Trung Quốc đã không đưa ra cơ sở pháp lý nào cho yêu sách "đường chín đoạn" ở Biển Đông kể từ khi chính thức tuyên bố điều đó vào năm 2009.
Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ, chính quyền nước này sẽ ủng hộ các đồng minh và đối tác ở khu vực Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của những nước này đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của các nước theo luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt tư tưởng lẽ phải thuộc về kẻ mạnh ở Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn", Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nhấn mạnh.
Mỹ khẳng định luôn tìm cách giữ gìn hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi nỗ lực sử dụng sự cưỡng chế hoặc ép buộc để giải quyết tranh chấp.
Trong tuyên bố, Mỹ bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với các khu vực quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), bãi đá Luconia ngoài khơi Malaysia, các vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Brunei, và vùng biển quanh đảo Natuna Besar của Indonesia.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối việc đánh cá và phát triển hydrocarbon (dầu mỏ) của các bên khác ở những vùng biển này, hoặc đơn phương thực hiện các hành động ấy, là phi pháp”.
Mỹ thời gian gần đây đã có phản ứng gay gắt trước các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông, nêu bật tính bất hợp pháp của các đảo nhân tạo, lên án việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo này với việc bố trí tên lửa, radar, máy bay trên đó.
Trước đó 1 ngày, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. khẳng định tuyên bố phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực là “không thể thỏa hiệp” và Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết này.
Xem thêm >> Ăn miếng trả miếng, Trung Quốc trừng phạt 1 ủy ban và 4 quan chức mỹ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.