Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phái đoàn thường trực Indonesia tại LHQ ngày 12/6 đã gửi một công hàm tới Tổng thư ký LHQ António Guterres nhằm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về "quyền lịch sử" đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia trên Biển Đông.
Cụ thể, nội dung công hàm nêu rõ Indonesia nhận thấy không có lý do pháp lý nào theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), để tiến hành đàm phán phân định ranh giới trên biển với Trung Quốc hoặc về bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến quyền lợi hoặc lợi ích hàng hải được đưa ra trái với luật quốc tế.
Công hàm trên của Indonesia đáp lại công hàm phản đối của Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc ngày 2/6. Trong công hàm của Trung Quốc có nêu: "Trung Quốc và Indonesia có yêu sách chồng lấn về quyền và lợi ích tại một số phần ở Biển Đông". Trung Quốc thậm chí còn đề xuất mong muốn được giải quyết các yêu sách chồng lấn thông qua thương lượng và hòa giải với Indonesia để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Trước đó, trong công hàm gửi lên LHQ ngày 25/6, Indonesia khẳng định, “đường chín đoạn” của Trung Quốc là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm UNCLOS 1982.
Indonesia kêu gọi các quốc gia tuân thủ theo UNCLOS 1982 và phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về xung đột chủ quyền. Hành động này của Indonesia thể hiện chính sách nhất quán của quốc gia vạn đảo đối với vấn đề Biển Đông.
Ở động thái liên quan mới nhất, trong bài viết trên tờ The Straits Times ngày 15/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã chỉ trích những hành vi gây bất ổn của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời nhấn mạnh sẽ cảnh giác để chống lại những hành động của Bắc Kinh nhằm làm suy yếu dần chủ quyền của các nước khác và gây tổn hại đến luật lệ quốc tế.
Theo ông Esper, trong khi Mỹ và các đồng minh, đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ra sức gìn giữ hệ thống toàn cầu tự do và rộng mở, Trung Quốc đã tìm cách làm suy yếu và định hình lại điều đó, hành động đi ngược lại những giá trị và lợi ích chung.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thông báo Washington sẽ xây dựng mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thông qua hợp tác an ninh, chia sẻ thông tin và tập trận.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft ngày 1/6 cũng đã gửi Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres công hàm phản đối các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bà Craft nêu rõ công hàm của Mỹ nhằm đáp lại công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ.
Trước đó phía Trung Quốc vào ngày 12/12/2019 đã gửi công hàm CML/14/2019 lên Ủy ban về Ranh giới thềm lục địa (CLCS), với nội dung phản phản đối bản đệ trình xin công nhận thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Malaysia.
Mỹ cho rằng trong công hàm nêu trên, phía Trung Quốc đã trình bày những yêu sách không phù hợp với luật pháp quốc tế dựa trên UNCLOS 1982.
Bên cạnh đó, bà Craft cũng cho rằng những yêu sách này "mang mục đích can thiệp phi pháp vào quyền và tự do của Mỹ và tất cả các nước khác". Vì vậy "Mỹ cần phải nhắc lại lập trường phản đối chính thức đối với những áp đặt bất hợp pháp này".
Ngoài ra, Đại sứ Craft khẳng định Mỹ đặc biệt phản đối cái Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" ở Biển Đông, vốn vượt quá quyền được có trên biển mà Trung Quốc có thể tuyên bố theo luật quốc tế, xét theo UNCLOS 1982.
Xem thêm >> IKEA trả lại tiền hỗ trợ Covid-19 cho chính phủ 9 nước
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.