'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 9/8, Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật lưỡng đảng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc bằng cách đầu tư hàng tỷ USD vào sản xuất chất bán dẫn trong nước và nghiên cứu khoa học.
Dự luật, được gọi là Đạo luật Khoa học và Chip, bao gồm hơn 52 tỷ USD cho các công ty Mỹ sản xuất chip máy tính, cũng như hàng tỷ khoản tín dụng thuế để khuyến khích đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn.
Đạo luật cũng cung cấp hàng chục tỷ USD để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển khoa học cũng như thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của các công nghệ khác của Washington.
Tổng thống Biden khẳng định đây chính là "khoản đầu tư chỉ có một lần trong đời vào chính nước Mỹ."
Là một phần cốt lõi trong chương trình nghị sự của chính quyền ông Biden nhằm cải thiện nền kinh tế đang phát triển của Mỹ, đạo luật nhằm mục đích giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào việc sản xuất ở nước ngoài các mặt hàng quan trọng, tiên tiến đã gây ra tình trạng thiếu hụt kéo dài trong các ngành công nghiệp ô tô, vũ khí, máy giặt và trò chơi điện tử.
"Tương lai của ngành công nghiệp chip sẽ được tạo ra ở Mỹ," ông Biden nói.
Chính quyền ông Biden cũng cho rằng luật sẽ “mở khóa thêm hàng trăm tỷ” chi tiêu tư nhân trong ngành. Nhà Trắng cho biết nhiều công ty, được "thúc đẩy" bởi dự luật chip, đã công bố hơn 44 tỷ USD đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn mới.
Trong số đó, 40 tỷ USD đến từ khoản đầu tư của Micron vào sản xuất chip nhớ. Nhà Trắng cho biết sáng kiến của công ty sẽ mang lại 8.000 việc làm mới và tăng thị phần sản xuất chip nhớ của Mỹ từ 2% lên 10%.
Trong khi đó, mối quan hệ đối tác mới được công bố giữa Qualcomm và GlobalFoundries bao gồm 4,2 tỷ USD sản xuất chip như một phần của việc mở rộng cơ sở GlobalFoundries ở ngoại ô New York, Nhà Trắng cho biết.
Những người ủng hộ cho rằng cần phải có kinh phí để nâng cao lợi thế công nghệ của Mỹ và phục hồi ngành công nghiệp chip đang tụt hậu của nước này. Theo Nhà Trắng, Mỹ chỉ sản xuất khoảng 10% nguồn cung cấp chất bán dẫn của thế giới, trong khi Đông Á chiếm 75% sản lượng toàn cầu, bao gồm hầu hết các chip cấp cao nhất.
Việc thông qua đạo luật này chính là động thái đánh dấu sự cạnh tranh trực tiếp của Mỹ với Trung Quốc.
Trong phản ứng mới nhất, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố "kiên quyết phản đối" và gọi đây là "tâm lý Chiến tranh Lạnh".
Tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng diễn ra cùng ngày, trước câu hỏi của phóng viên về việc đạo luật này được thông qua gửi thông điệp gì tới Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất chip máy tính hàng đầu thế giới, Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre cho rằng việc thông qua đạo luật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cạnh tranh và thay vì nhắm tới Trung Quốc, Washington tập trung vào việc “sản xuất tại Mỹ, mang lại lợi ích cho người dân Mỹ”.
Dự luật đã được đề xuất từ hơn một năm trước, nhưng được thông qua cả hai viện của Quốc hội vào cuối tháng trước. Thượng viện đã thông qua dự luật với tỷ lệ 64-33, trong khi Hạ viện cũng nhanh chóng thể hiện sự ủng hộ với số phiếu 243-187.
Xem thêm >> Tổng thống Joe Biden ký dự luật cấm nhập hàng hoá từ Tân Cương
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.