Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau khi Đức tuyên bố “đóng băng” quá trình phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2, Mỹ tiếp tục tung loạt đòn trừng phạt lên dự án này.
Trong tuyên bố ngày 23/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định áp đặt trừng phạt đối với công ty Nord Stream 2 AG, nhà điều hành độc lập của dự án, và Giám đốc điều hành của dự án này, ông Matthias Warnig
“Bước đi này là một phần khác trong đợt trừng phạt ban đầu của chúng tôi nhằm đáp trả các hành động của Nga ở Ukraine. Chúng tôi sẽ không ngần ngại thực hiện các bước tiếp theo nếu Nga tiếp tục leo thang ”, ông Biden nhấn mạnh.
Nhà Trắng sau đó cũng cho biết thêm rằng các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, ông đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng cổ đông của Nord Stream AG từ năm 2005.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nhấn mạnh: “Bằng cách hành động cùng với Đức, chúng tôi đảm bảo rằng khoản đầu tư trị giá 11 tỷ USD này hiện giờ chỉ là một đống thép, nằm dưới đáy biển”.
Quyết định mới này của ông Biden đi ngược lại với sự thận trọng trước đó liên quan tới dự án. Trước đó, ông đã ngăn chặn các lệnh trừng phạt đối với đường ống, cho rằng việc xây dựng đã hoàn thành hơn 90% vào thời điểm ông nhậm chức và đồng minh thân cận là Đức rất muốn dự án được hoàn thành.
Tuy nhiên, với việc Nga gây chấn động thế giới bằng cách di chuyển đông đảo lực lượng tới gần biên giới Ukraine và chính thức công nhận độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donestk (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine, cả Berlin và Washington đều thống nhất các biện pháp trừng phạt mạnh tay với Nga.
Các quan chức Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ sẽ trừng phạt thêm nhiều nhà tài phiệt hơn, các ngân hàng lớn hơn và tăng cường các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang Nga nếu Tổng thống Vladimir Putin không có động thái hạ nhiệt căng thẳng.
"Không có tổ chức tài chính nào là an toàn", bà Psaki tuyên bố và nhấn mạnh thêm rằng các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân ông Putin cũng “đang ở trên bàn".
Ở động thái liên quan, ngày 23/2, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tuyên bố Nga “rất tiếc” về việc nhà chức trách Đức có ý định đình chỉ quá trình phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Ông nhấn mạnh đây hoàn toàn là một dự án thương mại và kinh tế, đồng thời được coi là một yếu tố giúp ổn định thị trường khí đốt ở châu Âu, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Do đó, Dòng chảy phương Bắc 2 không liên quan và không nên có bất kỳ sự liên quan nào đến vấn đề chính trị.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là công ty Uniper và công ty Wintershall Dea thuộc tập đoàn BASF của Đức, Tập đoàn dầu khí quốc tế Shell, tập đoàn OMV của Áo và Tập đoàn Engie của Pháp. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một vài quốc gia, trong đó Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất do lo ngại dự án này sẽ khiến châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời ảnh hưởng tới tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Washington sang khu vực. Nhiều năm qua, Berlin luôn tìm cách bảo vệ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt từ Nga tới Đức. Tuy nhiên, cách tiếp cận này ngày càng trở nên khó khăn khi căng thẳng giữa biên giới Nga và Ukraine leo thang mạnh mẽ trong những ngày gần đây. |
Xem thêm >> Nga cảnh báo: ‘Châu Âu sẽ sớm phải trả giá gấp đôi cho khí đốt tự nhiên’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.