'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Berlin (Đức) ngày 11/2, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết các nhà chức trách nước này đã tạm hoãn việc xét cấp phép cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tới nửa cuối năm nay do dự án chưa đáp ứng quy định pháp lý.
Theo ông Habeck, việc xét duyệt dự án sẽ gắn chặt theo luật pháp châu Âu, việc đánh giá về mặt địa chính trị cũng có ảnh hưởng tới việc xét duyệt dự án này.
Nhà lãnh đạo Đức đồng thời cho biết cuộc khủng hoảng tại Ukraine sẽ "có vai trò" trong quá trình cấp phép hoạt động cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Nhiều năm qua, Berlin luôn tìm cách bảo vệ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt từ Nga tới Đức. Tuy nhiên, cách tiếp cận này ngày càng trở nên khó khăn khi căng thẳng giữa biên giới Nga và Ukraine leo thang mạnh mẽ trong những ngày gần đây.
Nhiều nước phương Tây từ lâu đã phản đối Dòng chảy phương Bắc 2 do lo ngại châu Âu sẽ ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, khi sự đồng thuận xung quanh việc đưa dự án vào bất cứ gói trừng phạt nào nhằm vào Nga ngày càng trở nên rõ ràng, phía Đức vẫn chưa tuyên bố rõ ràng quan điểm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây tuyên bố đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ bị hủy bỏ nếu Nga “động binh” với Ukraine.
Mỹ và Đức hiện đang cố gắng xây dựng mặt trận thống nhất nhằm chống lại khả năng Nga tấn công Ukraine. Tuy nhiên, dù hai bên truyên bố lập trường của 2 nước đang xích lại gần nhau nhưng dư luận còn nghi ngờ cam kết của Đức về việc từ bỏ đường ống năng lượng quan trọng kết nối với Nga.
Ở động thái liên quan mới nhất, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 9/2, phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức cho biết các kho dự trữ khí đốt của Đức hiện ở mức 35-36% mức mà chính quyền Đức xem là “đáng lo ngại”. Trong năm 2020, dự trữ khí đốt của Đức chưa bao giờ giảm xuống dưới 71%.
Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài khi giá khí đốt đã tăng vọt trong những tháng gần đây do lượng dự trữ thấp và nhu cầu phục hồi sau đại dịch tăng cao. Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là sản xuất điện gió, lại cho hiệu quả thấp.
Theo Euronews, trong bối cảnh Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ của châu Âu, Nga có thể căn cứ vào tình hình căng thẳng trên thị trường thế giới để giảm nguồn cung và tăng giá bán.
Lượng khí đốt dự trữ của châu Âu sụt giảm trong bối cảnh dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm vẫn chưa được cấp phép hoạt động.
Hiện tại, quá trình cấp giấy chứng nhận cho Nord Stream 2 AG, công ty vận hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2, đang được tiến hành. Toàn bộ quá trình, theo yêu cầu pháp lý, có thể mất vài tháng.
Tuy nhiên, trong tuyên bố ngày 16/11/2021, Cơ quan Quản lý năng lượng Đức (Bundesnetzagentur) lại đưa ra kết luận rằng Dòng chảy phương Bắc 2 chưa tuân thủ luật pháp Đức.
Tới ngày 16/12/2021, cơ quan quản lý năng lượng Đức cho biết "sẽ không có quyết định nào" về việc cấp phép thực hiện dự án Dòng chảy phương Bắc 2 trong 6 tháng đầu năm 2022.
Việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một vài quốc gia, trong đó Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất do lo ngại dự án này sẽ khiến châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời ảnh hưởng tới tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Washington sang khu vực.
Xem thêm >> Bloomberg: Nga hưởng lợi lớn nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.