Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu đang ngày càng trở nên khắc nghiệt và Nga sẽ tiếp tục phải đối mặt với những sức ép lớn chưa từng có”, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Lavrov phát biểu trong cuộc họp với các bộ trưởng ngày 16/11.
“Mỹ đã tận dụng những đặc quyền ngoại giao của mình để áp đặt những hạn chế bất công lên các công ty của Nga. Mục tiêu rõ ràng là để ép buộc các công ty lớn của Nga bật khỏi thị trường toàn cầu, hạn chế hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và cuối cùng, một cách vô cùng lộ liễu, Mỹ đang cố tình kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của nước Nga”, ông Lavrov nói thêm.
"Chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ đặc biệt sốt sắng trong vấn đề này. Mỹ không chỉ đe dọa, dùng tối hậu thư với Nga, mà còn với cả các nước đồng minh của Mỹ. Trong bối cảnh đó, chúng ta phải tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác với những nước cùng chí hướng trong Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và những tổ chức khác. Cần tận dụng triệt để khả năng hội nhập ở mức cao nhất của Nga với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á — Thái Bình Dương", vị Ngoại trưởng nói thêm.
"Đối với các nước phương Tây, chúng ta sẽ duy trì một chính sách phù hợp nhằm xúc tiến quan hệ thương mại và đầu tư", người đứng đầu ngành ngoại giao Nga kết luận.
Mới đây, theo nghiên cứu của Bloomberg Economics, mức GDP của Nga ở thời điểm hiện tại thấp hơn 10% so với dự đoán vào cuối năm 2013.
Các chuyên gia kinh tế của Bloomberg cho rằng nguyên nhân của điều này một phần đến từ các biện pháp trừng phạt đã được phương Tây áp dụng và duy trì trong suốt 4 năm qua.
Hãng xếp hạng tín nhiệm ACRA của Nga đánh giá, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các đồng minh phương Tây không thể xem là nhân tố chính hạn chế tăng trưởng kinh tế tại Nga trong trung hạn, tuy nhiên tác động của các biện pháp trừng phạt đối với tỷ lệ tăng trưởng có thể trở nên rõ rệt hơn trong dài hạn đối với cả các công ty và nền kinh tế.
Theo ACRA, khả năng có thêm các biện pháp trừng phạt Nga từ phương Tây là nguy cơ chính đối với nền kinh tế Nga trong năm 2018, trong khi 21% nền kinh tế đã chịu tác động của các biện pháp trừng phạt hiện nay. ACRA cảnh báo, các biện pháp trừng phạt mới có thể nhằm vào nhiều doanh nghiệp, nguồn nợ công của Nga và thậm chí tách Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
ACRA nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây cho tới nay tác động tới các công ty Nga chiếm 95% thu nhập từ ngành dầu khí. Các biện pháp cấm vận áp đặt đối với các công ty dầu khí Nga từ năm 2014 sẽ ảnh hưởng tới sản lượng của các công ty này tới năm 2020. Các biện pháp trừng phạt cũng tác động tới các ngân hàng quốc doanh lớn của Nga chiếm 54% tài sản ngành ngân hàng. Tuy nhiên, tác động của các biện pháp trừng phạt đối với tình hình tài chính của các công ty và ngân hàng ít rõ rệt hơn tác động của các chính sách kinh tế của Nga.
Xem thêm >> Ông Tập Cận Bình: 'Đóng cửa là tự tách mình với thế giới'
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.