Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cụ thể, hãng tin Reuters ngày 23/11 cho biết hãng này có bản sao dự thảo của Bộ Thương mại Mỹ, xác định các công ty Trung Quốc và Nga mà Mỹ coi là "người dùng cuối thuộc quân đội". Đồng nghĩa với việc các công ty Mỹ sẽ phải xin giấy phép nếu muốn bán một số thiết bị công nghệ, linh kiện bán dẫn cho những công ty này.
Điều này nhằm ngăn việc công nghệ Mỹ được bán cho các công ty dân sự nhưng người dùng và hưởng lợi cuối lại là quân đội. Washington cũng muốn nắm rõ hơn những gì đã bán cho các nước khác và ai đang thực sự sử dụng chúng sau nhiều năm buông lỏng quản lý.
Trong dự thảo, Bộ Thương mại Mỹ cho biết việc có thể kiểm soát dòng chảy công nghệ Mỹ đến các công ty bị đưa vào danh sách là "điều quan trọng để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ".
Theo quy định của Mỹ, những công ty được xác định là "người dùng cuối thuộc quân đội" không nhất thiết phải là các đơn vị quân đội mà bao gồm cả các công ty dân sự có các hoạt động hỗ trợ quân đội.
Theo Reuters, danh sách các công ty được liệt kê lần này gồm 89 công ty Trung Quốc và 28 công ty Nga, phần nhiều liên quan tới lĩnh vực không gian.
Cụ thể, trong danh sách có Commercial Aircraft Corp. of China Ltd. (Comac) và Aviation Industry Corp. of China Ltd. (AVIC) của Trung Quốc và Công ty chế tạo Irkut của Nga. Những công ty này đang vận hành mảng kinh doanh sản xuất máy bay và máy bay tư nhân, trong đó một số linh kiện để sản xuất máy bay này đến từ mối liên doanh với công ty Mỹ. Đây cũng được xem là những công ty cạnh tranh với hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu được công bố, danh sách này sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc và ảnh hưởng đến các công ty Mỹ bán các linh kiện hàng không dân dụng cho Trung Quốc cũng như các lĩnh vực khác.
Theo Reuters, dự thảo này cần phải được thông qua và gửi đến Văn phòng Đăng ký liên bang trước ngày 15/12 để ban hành.
Hiện phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan sẽ công bố danh sách, từ chối bình luận, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chưa có phản ứng chính thức.
Ở động thái liên quan mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/11 đã ký một sắc lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bới quân đội Trung Quốc.
Theo ông Trump, Bắc Kinh đang lợi dụng nguồn vốn của Mỹ để cung cấp tài nguyên và tạo điều kiện phát triển, hiện đại hóa bộ máy quân sự, tình báo cũng như các bộ máy an ninh khác. Điều này giúp Trung Quốc trực tiếp đe dọa lãnh thổ Mỹ và lực lượng an ninh Mỹ tại nước ngoài.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei và Hikvision, một trong những nhà sản xuất và cung cấp thiết bị video giám sát lớn nhất thế giới, đều nằm trong danh sách này.
Ngoài ra, một số tập đoàn lớn khách của Trung Quốc cũng được liệt kê, bao gồm China Telecom và China Mobile, hiện đang được niêm yết trên trên sàn chứng khoán New York.
Cụ thể, sắc lệnh mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/1/2021, ngăn chặn các nhà đầu tư, quỹ lương hưu và những tổ chức khác của Mỹ mua và bán cổ phần của 31 công ty Trung Quốc, vốn bị Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu năm nay xác định là do quân đội Trung Quốc hậu thuẫn.
Đồng thời, các nhà đầu tư Mỹ sẽ có hạn chót tới tháng 11/2021 để thoái vốn khỏi các khoản đầu tư bao gồm cổ phiếu của các công ty này.
Đây được xem là sắc lệnh hành pháp đáng chú ý đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi truyền thông Mỹ tuyên bố ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden là tổng thống đắc cử hôm 7/11.
Các nhà quan sát cho rằng động thái này cho thấy ông Trump đang tận dụng những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ để gây áp lực với Trung Quốc, ngay cả khi ông đang tập trung vào các vụ kiện liên quan đến gian lận phiếu bầu.
Xem thêm >> Nga cam kết giá vaccine Sputnik-V sẽ thấp hơn các đối thủ phương Tây
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.