Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tổng thống Trump ngày 14/8 đã ký lệnh yêu cầu công ty Trung Quốc ByteDance thoái vốn khỏi hoạt động của TikTok tại Mỹ trong 90 ngày với lý do an ninh.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết có những bằng chứng xác đáng khiến ông tin rằng ByteDance có thể thực hiện hoạt động đe dọa làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ.
Theo trang Bloomberg, ông Trump đưa ra quyết định trên sau cuộc điều tra của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS), nơi xem xét hoạt động mua lại các doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư nước ngoài. ByteDance từng mua ứng dụng Musical.ly vào năm 2017 và hợp nhất nó với TikTok.
Trước đó, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/8 đã chính thức ký sắc lệnh hành pháp cấm tất cả giao dịch với 2 công ty Trung Quốc là ByteDance (sở hữu ứng dụng TikTok) và Tencent (sở hữu ứng dụng WeChat).
Cụ thể, sắc lệnh nêu rõ mọi cá nhân hoặc tài sản nằm trong quyền xét xử của Mỹ sẽ bị cấm giao dịch với Tencent và ByteDance. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực sau khi sắc lệnh hành pháp được ban hành 45 ngày.
Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 14/8 đã công bố bản sao hợp đồng 62 tỷ USD, trong đó Lockheed Martin sẽ sản xuất 90 máy bay F-16, bao gồm 66 chiếc bán cho Đài Loan.
Theo thông báo của Lầu Năm Góc, lô 90 máy bay F-16 sẽ được hoàn tất trước ngày 31/12/2026. Các máy bay này sẽ được lắp ráp tại các cơ sở của Lockheed Martin ở Greenville, bang South Carolina và Fort Worth, bang Texas.
Đây là thương vụ bán máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên của Mỹ cho Đài Loan kể từ năm 1992, khi cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush thông qua thỏa thuận bán 150 chiếc F-16 cho hòn đảo này.
Hợp đồng của Lầu Năm Góc với Lockheed Martin được công bố trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường thực thi luật an ninh tại đặc khu hành chính Hong Kong, động thái khiến các lãnh đạo đảo Đài Loan quan ngại.
Hợp đồng được công bố hai ngày sau khi phái đoàn cao cấp nhất của Mỹ thăm đảo Đài Loan kể từ năm 1979. Chuyến thăm này khiến Trung Quốc tức giận trong lúc quan hệ Mỹ - Trung ở tình trạng căng thẳng nghiêm trọng vì các vấn đề thương mại, quân sự, an ninh và đại dịch Covid-19.
Đài Channel News Asia ngày 12/8 cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ sớm công bố quy định mới nhằm buộc các Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại Mỹ phải đăng ký dưới dạng cơ quan đặc vụ nước ngoài.
Theo đó, các cơ sở Viện Khổng Tử tại Mỹ có thể sẽ phải đăng ký thành cơ quan đặc vụ nước ngoài.
Theo Bloomberg, Viện Khổng Tử là các trung tâm do chính phủ Trung Quốc tài trợ hoạt động, đặt tại các trường đại học Mỹ và trên khắp thế giới. Mục tiêu của các cơ sở này là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài.
Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ và quan chức Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Viện Khổng Tử có thể đang hoạt động như những trung tâm tuyên truyền của Trung Quốc, nhằm khuếch trương "sức mạnh mềm" của Bắc Kinh tại quốc gia khác.
Phản ứng trước động thái này của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh các hoạt động của Viện Khổng Tử tại Mỹ “minh bạch và chấp hành luật địa phương”, đồng thời cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả nếu Washington tiếp tục chính trị hóa vấn đề.
Xem thêm >> Sau Nga, tới lượt Mỹ tuyên bố tiêm vaccine ngừa Covid-19 miễn phí cho toàn dân
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.