'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chính phủ Mỹ ngày 16/3 đã áp lệnh trừng phạt lên 24 quan chức Trung Quốc và Hong Kong, liên quan đến việc ban hành, thực hiện, giám sát luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong.
Các biện pháp trừng phạt trên được tiến hành dựa theo Đạo luật Tự trị Hong Kong, được Mỹ thông qua vào năm 2020 để đáp trả việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới ở đặc khu hành chính này. Theo đó, các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ bị cấm vận nếu giao dịch với 24 cá nhân này.
Trong số những quan chức bị Mỹ áp lệnh trừng phạt tài chính lần này có 14 phó ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức quốc hội Trung Quốc, cùng các quan chức trong Sở An ninh Quốc gia của Lực lượng Cảnh sát Hong Kong, Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau.
Một vài quan chức nổi bật có tên trong danh sách gồm ông Vương Thần, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch quốc hội và ông Vưu Quyền, Trưởng ban Công tác mặt trận thống nhất trung ương. Ông Đàm Diệu Tâm, đại diện duy nhất của Hong Kong tại Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (NPCSC) cũng nằm trong danh sách này.
Tới ngày 17/3, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) nhất trí bỏ phiếu tiếp tục nỗ lực thu hồi giấy phép hoạt động của China Unicom và ComNet, cho rằng các công ty viễn thông này gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
China Unicom là đơn vị trực thuộc 1 trong 3 tập đoàn viễn thông lớn hàng đầu Trung Quốc, trong khi ComNet là công ty của của Pacific Networks.
Theo quyền Chủ tịch FCC Jessica Rosenworce, hai công ty này được sở hữu và bị kiểm soát không trực tiếp bởi chính phủ Trung Quốc, do dó có lý do chính đáng để tin rằng China Unicom và ComNet sẽ tuân thủ các yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc và thúc đẩy các mục tiêu và chính sách của mình.
Động thái này cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục nối bước người tiền nhiệm Donald Trump trong nỗ lực nhằm vào các công ty viễn thông và công nghệ Trung Quốc mà họ nghi có thể gây nguy hiểm tới an ninh quốc gia.
Cũng trong ngày 17/2, Bộ Thương mại Mỹ cho biết cơ quan này đã tống đạt trát hầu tòa đối với nhiều công ty Trung Quốc cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tại Mỹ để làm rõ xem liệu những công ty này có gây ra rủi ro an ninh quốc gia hay không.
Loạt động thái cứng rắn của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan dự kiến gặp các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, gồm Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị, tại Alaska vào 18/3. Đây là phiên tiếp xúc cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ thời điểm ông Joe Biden lên nắm quyền.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 17/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố Trung Quốc sẽ tỏ rõ lập trường qua cuộc gặp này và “tin rằng phía Mỹ hiểu rõ về quyết tâm bảo vệ chủ quyền an ninh của Trung Quốc”.
“Ý đồ gây sức ép của Washington sẽ không thực hiện được”, nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Triệu tuyên bố Bắc Kinh sẽ có các biện pháp “đáp trả cần thiết” trước lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào 24 quan chức nước này liên quan đến quyết định cải cách chế độ bầu cử ở Hong Kong.
Cùng ngày, phát biểu trước truyền thông Trung Quốc về cuộc gặp cấp cao Trung-Mỹ tại Alaska, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải Bắc Kinh sẽ không “thỏa hiệp và nhượng bộ” trong các vấn đề như Hong Kong, Tân Cương hay các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của nước này.
Xem thêm >> Myanmar dọa chuyển toàn bộ tiền gửi từ ngân hàng tư nhân sang ngân hàng quân đội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.