Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hãng tin Reuters ngày 17/3 dẫn lời 2 nhà ngoại giao EU cho biết các lệnh trừng phạt này nhằm đáp trả việc Trung Quốc "vi phạm nhân quyền" liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương.
Lệnh trừng phạt này sẽ chính thức có hiệu lực sau khi các Ngoại trưởng châu Âu phê chuẩn trong cuộc họp vào ngày 22/3 tới đây. Hiện danh tính cụ thể của những cá nhân và thực thể bị trừng phạt vẫn chưa được công bố.
Nếu chính thức được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên Liên minh châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc sau hơn 3 thập kỷ, kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
Mặc dù các lệnh trừng phạt này chủ yếu mang tính biểu tượng nhưng phần nào thể hiện thái độ cứng rắn của EU đối với Trung Quốc.
Trước đó, trong khi các nước thành viên EU dự kiến bổ sung thêm các cá nhân và thực thể Trung Quốc vào danh sách trừng phạt liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền, Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh ngày 16/3 đã cảnh báo rằng động thái này nhằm “cố tình phá hoại lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc”.
"Trừng phạt nghĩa là đối đầu. Nếu ai đó nhất quyết đối đầu, chúng tôi sẽ không lùi bước bởi không còn lựa chọn nào ngoài việc làm tròn trách nhiệm với người dân trong nước", ông Trương cho hay.
Liên minh châu Âu cùng Mỹ trong thời gian qua đang gia tăng quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trung tâm cải tạo. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc này và khẳng định đó là các "trung tâm đào tạo nghề" và người Duy Ngô Nhĩ hoàn toàn tự nguyện vào các trung tâm này.
Đại sứ Trương Minh khẳng định những vấn đề mà Tân Cương đang đối mặt là chống khủng bố, cực đoan và ly khai, không phải là vấn đề nhân quyền và cũng không có cái gọi là “diệt chủng”, “cưỡng bức lao động” hay “đàn áp tôn giáo”.
Tuy nhiên, những tuyên bố này không thuyết phục được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Washington trong năm 2019 và 2020 đã áp đặt loạt lệnh cấm đi lại với các quan chức Trung Quốc và hạn chế nhập khẩu đối với một số công ty Trung Quốc vì có liên quan tới việc "giam giữ, tra tấn và quấy rối" người Duy Ngô Nhĩ cùng các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.
Xem thêm >> Nga ‘tố’ Mỹ ép Brazil từ chối vaccine Sputnik-V
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.