Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 20/7 thông báo đã đưa thêm 11 công ty Trung Quốc vào danh sách đen vì "có liên quan đến vi phạm nhân quyền và lạm dụng trong việc thực thi chiến dịch trấn áp của Trung Quốc, giam giữ tùy tiện quy mô lớn, lao động cưỡng ép, thu thập dữ liệu sinh trắc học và phân tích di truyền không tự nguyện”.
Theo thông cáo của Bộ Thương mại Mỹ, trong số những công ty bị trừng phạt lần này có 9 công ty bị cáo buộc liên quan tới việc cưỡng ép lao động, phần lớn là các công ty dệt, gồm Changji Esquel Textile, Hefei Bitland Information Technology, Hefei Meiling, Hetian Haolin Hair Accessories, Hetian Taida Apparel, KTK Group, Nanjing Synergy Textiles, Nanchang O-Film Tech và Tanyuan Technology.
Ngoài ra hai công ty Xinjiang Silk Road và Beijing Liuhe bị phạt vì Mỹ cho rằng “đang tiến hành phân tích di truyền để tiếp tục đàn áp người Duy Ngô Nhĩ cùng người thiểu số Hồi giáo khác.”
Đây là nhóm thứ 3, gồm các công ty, cá nhân và thực thể tại Trung Quốc, bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ. Cho tới nay, Mỹ đã đưa tổng cộng 48 công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt.
Lệnh trừng phạt sẽ cấm các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ cùng những hàng hóa khác.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trung tâm cải tạo. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc này và khẳng định đó là các "trung tâm đào tạo nghề" và người Duy Ngô Nhĩ hoàn toàn tự nguyện vào các trung tâm này. Tuyên bố này không thuyết phục được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Mỹ trong năm 2019 đã áp đặt các hạn chế nhập khẩu đối với một số công ty Trung Quốc và cấm thị thực đối với một vài quan chức Trung Quốc vì có liên quan đến vấn đề Tân Cương, nhưng không áp dụng các biện pháp trừng phạt của Bộ Tài chính.
Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/6 đã chính thức ký thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, cho phép Washington có phản ứng cứng rắn hơn trước hành động của Bắc Kinh với người Hồi giáo thiểu số ở Khu tự trị Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc.
Dự luật Duy Ngô Nhĩ kêu gọi trừng phạt các cá nhân có liên quan tới việc "giam giữ, tra tấn và quấy rối" người Duy Ngô Nhĩ cùng các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương. Trong các cá nhân này có Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Mới đây, sau khi Mỹ trừng phạt 4 quan chức cấp cao của Trung Quốc với cáo buộc "vi phạm nhân quyền tại khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương", Bắc Kinh đã tuyên bố trừng phạt trả đũa 1 ủy ban và 4 quan chức Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng hành động của Mỹ đánh dấu sự can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ Trung Quốc, vi phạm các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế và gây tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ Trung - Mỹ.
Xem thêm >> Bị Mỹ trừng phạt, Huawei đánh mất vị thế tại thị trường 5G Đông Nam Á
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.