'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trung tuần tháng 7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông trên cương vị tổng thống, với hai điểm đến là Israel và Arab Saudi. Ông Biden kỳ vọng có thể thuyết phục Arab Saudi và các đối tác của nước này trong nhóm Tổ chức các nước xuất khầu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng dầu mỏ nhằm hạ nhiệt giá năng lượng, nhân tố đang khiến lạm phát ở Mỹ leo lên mức cao nhất trong 40 năm.
Dù vậy, chuyến thăm đã không mang lại kết quả như ông Biden kỳ vọng. Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman, người nắm quyền trên thực tế tại Saudi, cho hay nước này đã thông báo tăng công suất sản xuất lên 13 triệu thùng dầu/ngày, do đó quốc gia Trung Đông này không còn năng lực nào để tăng sản lượng thêm nữa.
Tới tháng 8, Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn hợp đồng bán tên lửa Patriot trị giá 3 tỷ USD cho Arab Saudi. Đáp lại, OPEC+ quyết định tăng sản lượng 100.000 thùng dầu/ngày, đây là lần tăng sản lượng ít nhất trong lịch sử của nhóm. Nhưng chỉ một tháng sau đó, OPEC+ lại tuyên bố cắt giảm sản lượng.
Tới đầu tháng 10, tại cuộc họp ở Vienna (Áo), OPEC+ đã quyết định cắt giảm mạnh sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày (bpd) kể từ tháng 11 dù giới chức Mỹ đã đề xuất với Arab Saudi lùi kế hoạch cắt giảm sản lượng ít nhất tới sau đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ. Đây là lần giảm lớn nhất kể từ năm 2020, khi các đợt phong toả do Covid-19 đã làm giảm nhu cầu về dầu trên toàn cầu.
Nhà lãnh đạo trên thực tế của OPEC là Arab Saudi cho biết việc cắt giảm sản lượng tương đương 2% nguồn cung toàn cầu là cần thiết để đối phó với việc phương Tây tăng lãi suất và nền kinh tế toàn cầu suy yếu hơn. Cũng theo Arab Saudi, đây là một phần của các biện pháp nhằm duy trì sự ổn định, ngăn chặn các điều kiện biến động và đối phó với tình hình bất ổn chưa từng có trên thị trường dầu mỏ.
Tới cuối tháng 10, Arab Saudi tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu 573.000 thùng/ngày kể từ tháng 11, căn cứ theo quyết định trước đó của OPEC+.
Việc OPEC+ cắt giảm mạnh sản lượng dầu được xem là một trở ngại đáng kể cho chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong bối cảnh đảng Dân chủ chật vật đối mặt với vấn đề lạm phát trong nước và giá khí đốt tăng cao, trước thềm cuộc bầu cử tháng 11.
Dù Bộ Năng lượng Arab Saudi nhấn mạnh rằng “quyết định của OPEC+ đạt được là nhờ sự đồng thuận của tất cả các thành viên, là quyết định chủ yếu dựa trên các nguyên tắc thị trường, chứ không phải chính trị”, Mỹ vẫn đánh giá động thái này là “thiển cận” trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối phó với tác động tiêu cực kéo dài của chiến sự Ukraine.
Bên cạnh đó, Riyadh tuyên bố mong muốn duy trì giá dầu ở mức xung quanh 100 USD/thùng nhằm mục đích duy trì khoản thu ngân sách phục vụ cho các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước đang bị thiếu hụt kinh phí. Tuy nhiên, cách giải thích này của Arab Saudi không thuyết phục được Washington.
Hai bên đưa ra hàng loạt tuyên bố mang tính buộc tội lẫn nhau, bao gồm tuyên bố của Nhà Trắng cho rằng Arab Saudi đang giúp Nga trong cuộc chiến tại Ukraine. Việc OPEC+ cắt giảm sản lượng được cho là một thắng lợi với Nga, phủ bóng lên kế hoạch áp trần giá dầu Nga của các nước G7 và Liên minh châu Âu (EU).
Ngay sau quyết định của OPEC+, Tổng thống Mỹ Joe Biden ra tuyên bố cho biết Mỹ sẽ bán ra 15 triệu thùng từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) vào cuối năm nay và lên chiến lược chi tiết để nạp đầy kho dự trữ khi giá giảm, nhằm kiềm chế giá cả.
Số dầu nói trên là đợt bán cuối cùng trong số 180 triệu thùng dầu từ SPR mà Mỹ tuyên bố sẽ xuất kho hồi tháng 3 vừa qua nhằm đối phó với giá dầu mỏ tăng cao có liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã thể hiện cơn thịnh nộ của mình vì không ngăn được đồng minh Arab Saudi đi đến quyết định cắt giảm sản lượng và sau đó cũng không thuyết phục được đồng minh hủy bỏ quyết định. Theo Cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan, ông Biden đang cân nhắc khả năng ngừng bán vũ khí như một phần của quá trình đánh giá lại toàn bộ mối quan hệ của Mỹ với Arab Saudi.
Theo giới phân tích, quan hệ giữa Mỹ và Arab Saudi đang đi theo chiều hướng trong đó Arab Saudi ngày càng muốn chứng tỏ vị thế độc lập của mình đối với Washington. Thái tử Mohammed bin Salman cũng thể hiện việc sẵn sàng theo đuổi những mục tiêu riêng ngay cả khi có nguy cơ làm phật lòng Mỹ, quốc gia từ lâu là đồng minh quan trọng nhất của Riyadh.
Hơn hết, cả hai bên dường như không có ý định che giấu sự căng thẳng, điều này làm dấy lên lo ngại khi mối quan hệ đã kéo dài hàng thập kỷ này rạn nứt, kinh tế thế giới, chứ chưa nói đến vấn đề an ninh, sẽ phải gánh chịu hậu quả khổng lồ.
Theo kế hoạch, Mỹ và EU sẽ đưa ra mức giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ ngày 5/12, nhưng chỉ một tháng trước ngày này, cơ chế cụ thể vẫn chưa được xác định. Các nhà phân tích cho rằng khái niệm về trần giá ban đầu của Mỹ và EU vẫn còn rất mơ hồ và nếu không làm rõ các cơ chế mà các bên cần tuân thủ, chính sách này sẽ trở nên vô nghĩa.
Đặc biệt, quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc đặt ra mức giới hạn giá dầu Nga bắt đầu thay đổi đáng kể sau khi OPEC+ quyết định cắt giảm mạnh sản lượng dầu. Arab Saudi dường như đã thể hiện rõ ràng rằng họ sẽ không bù đắp cho nguồn thâm hụt từ phía Nga.
Bà Maria Belova tại công ty tư vấn Vygon Consulting tin tưởng rằng nếu áp đặt trần giá, thị trường sẽ bị thiếu hụt nguồn cung và đẩy giá dầu vượt quá 100 USD/thùng. Nguy cơ trên sẽ khiến Mỹ phải đánh giá lại vấn đề trong bối cảnh thời hạn để đưa ra mức giá trần đang rút ngắn dần.
Ngay cả ở Mỹ, năm nay các công ty khai thác dầu đá phiến cũng chỉ tăng sản lượng một cách chậm chạp, mặc dù giá dầu thô đã tăng khoảng 20%. Hầu hết các công ty này đã ưu tiên tăng các khoản chi trả cho các cổ đông thay vì khai thác thêm dầu, khiến Tổng thống Biden, người đang cố gắng tìm cách hạ giá xăng dầu trước cuộc bầu cử giữa kỳ chính thức diễn ra vào ngày 8/11, cảm thấy không hài lòng.
Căng thẳng giữa Mỹ và Arab Saudi có thể châm ngòi cho một cuộc trả đũa gây bất ổn cho kinh tế toàn cầu. Một rủi ro khác là Arab Saudi có thể giảm cung hơn nữa, hoặc ít nhất từ chối các lời kêu gọi khi giá tăng vọt trong tương lai vì lệnh cấm dầu Nga của EU. Việc OPEC+ siết thêm nguồn cung có thể kéo giá xăng tại Mỹ lên cao, làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát và rủi ro suy thoái.
Trong báo cáo Viễn cảnh dầu mỏ thế giới năm 2022 công bố ngày 31/10, OPEC đã nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ đạt 103 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 2,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022 và tăng 1,4 triệu thùng/ngày so với dự báo được đưa ra vào năm ngoái. OPEC cũng nâng dự báo nhu cầu trong trung hạn (đến năm 2027) thêm 2 triệu thùng/ngày.
Xem thêm >> Hungary nói thiệt hại nặng nề vì đòn trừng phạt Nga, phản đối EU cấp 18 tỷ USD cho Ukraine
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.