Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mỹ đã vượt Trung Quốc trở thành nơi ghi nhận nhiều hoạt động khai thác tiền điện tử bitcoin nhất sau khi chính quyền Bắc Kinh tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn hoạt động này.
Đây là kết quả nghiên cứu mới do Đại học Cambridge (Anh) thực hiện và công bố ngày 13/10.
Các số liệu nghiên cứu mới công bố chỉ ra hoạt động khai thác bitcoin tại Mỹ tăng hơn gấp đôi trong 4 tháng tính đến cuối tháng Tám vừa qua, theo đó tăng thị phần mà nền kinh tế Mỹ nắm giữ lên 35,4%.
Chuyên gia Michel Rauchs từ trung tâm nghiên cứu công cụ tài chính tha thế của Đại học Cambridge cho biết đứng ở vị trí thứ 2 là Kazakhstan, cũng ghi nhận mức tăng hơn gấp đôi và lên thị phần là 18,1%. Trong khi đó, Nga ở vị trí thứ 3 với mức thị phần là 11%.
Hoạt động khai thác bitcoin đòi hỏi phải có hệ thống máy tính mạnh, tiêu hao nhiều điện năng. Theo Chỉ số tiêu thụ điện của bitcoin mà Cambridge thực hiện, việc khai thác bitcoin có thể tiêu tốn lượng điện năng tương ứng với 0,45% sản lượng điện toàn cầu, tương đương với sản lượng điện của một quốc gia như Philippines sản xuất được.
Từ tháng Sáu vừa qua, Trung Quốc cấm mọi hoạt động khai thác bitcoin trong bối cảnh giới chức nước này trong thời gian dài đã bày tỏ lo ngại về mối liên hệ giữa các loại tiền điện từ và hoạt động rửa tiền.
Chuyên gia Rauch cũng cho biết ngay sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm thì hoạt động khai thác bitcoin trên toàn cầu đã giảm hơn 1/3 nhưng sau đó đã dần phục hồi.
Cụ thể, lượng giảm 38% ghi nhận hồi tháng Sáu đến tháng Bảy và tháng Tám đã hồi phục khoảng 20%. Mô hình dự báo chỉ ra hoạt động này sẽ phục hồi về mức cũ vào đầu tháng 10.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.